Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng bảo hộ chống bảo hộ

Dùng bảo hộ chống bảo hộ
Ngày đăng: 04/09/2015

Các nước bảo hộ hàng nội

Khi tham gia TPP, VN phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao, nên từ lâu ngành chăn nuôi đã bị cho là khó khăn nhất, thậm chí nhiều ý kiến bi quan cho cho rằng, ngành này có thể bị xóa xổ.

Giám đốc một siêu thị cho biết, thịt ngoại giờ là mặt hàng không thể thiếu tại các siêu thị. Ở nhiều siêu thị, lượng thịt bò Úc hiện chiếm đến 50% sản lượng thịt bán ra. VN phải nhập thịt bò là điều có thể hiểu, vì nhu cầu trong nước cần.

Trong khi, Úc hay New Zealand đều có giống bò phát triển nhanh, chăn nuôi tập trung quy mô lớn nên giá sản xuất của họ cũng rẻ hơn. PGS -TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi VN cho hay: Không chỉ bò mà lợn của ta cũng gặp khó khi vào TPP. Hiện giá thịt lợn của Mỹ đang thấp hơn của VN tới 40%. Nếu thuế về 0% thì người Mỹ sẽ chiếm lĩnh thị trường thịt lợn của VN ngay. Hiện nay thịt lợn Mỹ chưa vào được ta vì còn bị đánh thuế 20%.

12 quốc gia tham gia TPP được chia làm 3 nhóm theo trình độ chăn nuôi, trong đó Mỹ, Úc, New Zealand là những nước phát triển nhất, có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; tiếp đó là Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Còn VN nằm trong nhóm kém phát triển nhất. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi sẽ bị đe dọa mạnh bởi hội nhập, khi các dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%.

Trong khi đó, ở cánh cửa ra, hàng nông sản Việt cũng khó có thể bước vào thị trường các quốc gia TPP. Khó khăn lớn nhất hiện nay là các nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa (không mở cửa).

Bảo hộ bằng thuế, hàng rào kỹ thuật...

Cho đến nay, theo Bộ Công Thương, trong các nước tham gia TPP, ba nước có ảnh hưởng nhiều đến ngành nông nghiệp và thị trường nông sản VN là: Úc, New Zealand và Mỹ. VN đã cam kết mở cửa thị trường theo lộ trình nhất định (tùy thuộc từng dòng thuế) cho nông sản đến từ các nước này.

Đây thực sự là một thách thức đối với VN bởi các nước Úc và New Zealand có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam...). Còn Mỹ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn. Với mức thuế suất hiện tại, VN cũng đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Mỹ. Nếu mở cửa, nguy cơ sản phẩm tương tự của VN gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là rất lớn.

Trong khi đó, khả năng tiếp cận thị trường các nước này của nông sản VN hầu như không đáng kể do dung lượng thị trường nhỏ (dân số có nước chỉ khoảng 25 triệu người), các yêu cầu kỹ thuật (rào cản kỹ thuật) cao và khả năng cạnh tranh nội địa về nông sản của nước họ thuộc loại cao nhất trên thế giới.

Vậy làm sao nông sản Việt có thể vượt qua cánh cửa hẹp này? Chuyên gia thương mại quốc tế Phạm Tất Thắng cho rằng, VN vẫn phải áp dụng các biện pháp bảo hộ bằng lộ trình thuế quan, đặc biệt cho những mặt hàng nông sản nhạy cảm như chăn nuôi. Bảo hộ bằng hạn ngạch thuế quan hay bảo hộ bằng các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…

“Từ các thực tế này, phương án tốt hơn cả là đề nghị các nước đối tác phát triển trong TPP có cam kết hỗ trợ kỹ thuật theo các hình thức cụ thể, khả thi và hiệu quả để thực hiện các biện pháp này”- ông Thắng nói.

Thông thường, các nước tham gia TPP cho đến nay vẫn được phép đơn phương đưa ra các điều kiện vệ sinh dịch tễ (hay còn gọi là các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật) mới hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn chặn việc nhập khẩu của nông sản VN vào nước họ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, thực tế chúng ta chỉ có thể đàm phán xoay quanh vấn đề hợp tác để xử lý vướng mắc, một số vấn đề chỉ liên quan tới rút ngắn thời gian xử lý khiếu nại, còn các điều kiện kiểm dịch thì vẫn giữ nguyên, do vậy rất khó cho nông sản Việt xuất khẩu nếu không vượt qua được các rào cản kỹ thuật.

 TPP còn đặt ra các điều khoản ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản. Ví dụ về việc chặn và buộc trả lại toàn bộ hàng xuất khẩu được làm từ lao động trẻ em, chẳng hạn. Với những làng nghề thủ công và những sản phẩm được làm ra trong quy mô hộ gia đình, với sự tham gia của trẻ em nông thôn VN sẽ là nhóm đầu tiên phải chịu thiệt thòi. 


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi gà Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi gà

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh - Phạm Văn Tân đã đồng ý với đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, hướng tới xuất khẩu cho các cơ sở chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

27/11/2015
Anh Lê Văn Nam với nghị lực làm giàu Anh Lê Văn Nam với nghị lực làm giàu

Học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, người quen và bắt đầu làm giàu từ vốn vay của người thân, anh Lê Văn Nam (ấp 1, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) từng bước phát triển nuôi gà trong vườn cao su, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

27/11/2015
Chung tay gỡ đầu ra cho người chăn nuôi Chung tay gỡ đầu ra cho người chăn nuôi

Trong bối cảnh thị trường ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, việc tập hợp những hộ chăn nuôi đơn lẻ thành các tổ chức Hội chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm được ngành chăn nuôi Hà Nội đặc biệt quan tâm.

27/11/2015
Tuyên chiến với chất cấm trong chăn nuôi Tuyên chiến với chất cấm trong chăn nuôi

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TPHCM, tại buổi họp báo về quản lý an toàn thực phẩm do sở này phối hợp với Sở Công thương và Sở Y tế tổ chức ngày 24-11.

27/11/2015
Dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng đang lan rộng tại nhiều địa phương Dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng đang lan rộng tại nhiều địa phương

Ổ dịch cúm gia cầm A H5N1 mới nhất được ghi nhận tại hộ chăn nuôi thuộc xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khiến 649 con gia cầm mắc bệnh, bị chết

27/11/2015