Định Mức Cho Vay Trồng Mía Tăng Lên 70 Triệu Đồng/ha

Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.
Nếu như trước đây, định mức cho vay để trồng mía là 40 triệu đồng/ha, sau đó là 50 triệu đồng, thì hiện nay mức đầu tư đã tăng lên 70 triệu đồng/ha. Nhiều nông dân trồng mía cho biết, với mức đầu tư như vậy, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc mía...
Tính đến giữa tháng 8-2013, tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cù Lao Dung là 280 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay trồng mía chiếm gần 50% trên tổng dư nợ. Tuy chiếm tỷ trọng dư nợ cao, giá bán mía thường không ổn định, nhưng ý thức trả nợ của nông dân sản xuất mía khá tốt, trả nợ đúng hạn nên tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực này không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Vụ việc diễn ra ở H.Hướng Hóa (Quảng Trị), với cách mà thương lái Trung Quốc hướng dẫn người dân địa phương bắt giun để bán lại là đổ hóa chất, kích điện...

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Đồng Nai là tỉnh đi đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Trong chương trình xây dựng NTM ở nhiều địa phương của tỉnh này, có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng.