Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế

Về thôn Ngọc Anh (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) tôi bất ngờ khi chính mắt mình trông thấy những cây đu đủ nặng trĩu quả được trồng trong chậu xi măng. Chủ vườn chậu đu đủ cảnh là anh Võ Đắc Nghĩa (35 tuổi).
Cứ đến dịp Tết, nhu cầu cây cảnh có quả chưng trong ngày Tết rất lớn. Tâm lý người tiêu dùng luôn mong một năm mới đầy đủ, sung túc anh Nghĩa đã triển khai phương pháp trồng đu đủ trong chậu.
Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...
Để có những chậu đu đủ cảnh phát triển tốt và ra quả như thế này, ngay từ tháng 5 anh phải đi mua giống đu đủ Thái Lan về gieo quanh vườn, sau đó đưa từng cây vào các chậu có đầy đủ phân chuồng và đất thịt. Ban đầu cây lớn nhanh, phát triển rất tốt, nhưng hai tháng trở lại đây, thời tiết ở Huế mưa nhiều nên nhiều chậu đu đủ cảnh bị ngập úng, cây chết do thối rễ. Để chống ngập úng anh mua bao ni lông về che đậy lại các chậu không cho nước mưa ngập. Hiện nay, vườn đu đủ 100 chậu đang trong thời kì cho ra quả và có thể bán đúng dịp Tết Ất Mùi sắp tới.
Theo anh Nghĩa thì chậu đu đủ cảnh được xem là đẹp và chưng trong ngày Tết thì cây phải trĩu quả và có quả chín cùng với dáng cây đẹp thì sẽ được bán với giá cao hơn. Một chậu đu đủ cảnh sẽ được anh bán với giá 1 triệu đồng. “Tết chưa đến nhưng hiện nay 10 cặp chậu đu đủ cảnh đã có khách đặt mua, một số khách muốn mua bây giờ nhưng anh chưa bán. Thời tiết như thế này nếu chăm sóc kỹ thì đu đủ sẽ bắt đầu chín vàng đúng dịp Tết và sẽ bán được giá cao”, anh Nghĩa phấn khởi cho biết thêm.
Nếu năm nay thành công, sang năm anh sẽ tính toán trồng với số lượng lớn hơn đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết... Bên cạnh trồng đu đủ cảnh bán vào dịp tết sắp tới, anh Nghĩa cũng tận dụng mảnh vườn gia đình để trồng 100 gốc ổi và các chậu ớt cảnh.
Có thể bạn quan tâm

Là một nông dân “chính hiệu”, quanh năm gắn chặt với ruộng đồng, khi đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn trăn trở với niềm đam mê cây gốc ghép, mong muốn tạo ra những cây giống có chất lượng, phục vụ bà con nông dân. Ông là Nguyễn Văn Ngãi – thôn Nhật Chiêu 7, xã Liên Châu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc).

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự kiến, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau năm 2014 sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng nếu chúng ta biết khai thác tốt nguồn lợi từ mặt hàng này.

Cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR) được kêu gọi cần phải điều tra và tiêu diệt virut gây bệnh đốm trắng (WSSV) đang lan rộng ở các trại nuôi tôm tại nhiều khu vực của nước này.

Không riêng gì nông dân ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, mà nhiều người trồng lúa trong tỉnh Bình Định đang sống trong tâm trạng lo lắng lúa chất đầy nhà mà bán không chạy.