Đưa Trái Thanh Long Sạch Ra Hà Nội

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.
Các doanh nghiệp (DN) của Hà Nội có thể chủ động liên hệ với các đơn vị cung cấp uy tín do tỉnh Bình Thuận giới thiệu, trong đó có 3 DN sản xuất kinh doanh trái Thanh Long, 4 DN sản xuất kinh doanh các sản phẩm lợi thế.
Các DN được giao nhiệm vụ tổ chức hệ thống phân phối, tiêu thụ gồm có: Tổng cty Thương mại Hà Nội, Công ty CP Intimex Việt Nam, Công ty CP siêu thị Vinmart, Sài gòn Coop Hà Nà Nội, Big C Thăng Long... có trách nhiệm hàng tháng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm (hình thức thu mua, vận chuyển, số lượng hàng nhập, chủng loại, đơn vị cung cấp, số lượng các điểm bán, số lượng sản phẩm bán ra hàng ngày, giá bán...) để Sở Công Thương Hà Nội tổng hợp báo cáo UBND TP.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, huyện Thông Nông có những chính sách hỗ trợ nhân dân thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt nhằm tiến tới sản xuất hàng hoá, trong đó, việc triển khai đồng bộ Chương trình 30a của Chính phủ, đặc biệt là hỗ trợ người dân phát triển mô hình nuôi bò sinh sản góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tính đến thời điểm này, vùng tôm Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) đã có gần 300ha nuôi tôm sú của trên 100 hộ nuôi bị mắc bệnh và thiệt hại nặng. Như vậy đây là năm thứ 2 liên tiếp vùng nuôi tôm Hải Lạng “dính” dịch bệnh.

Việc nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai ra đời là mắc xích quan trọng trong việc khép kín chuỗi nuôi trồng và chế biến cá tra, basa xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Đồng Tháp, mô hình nuôi tôm càng xanh đóng vai trò quan trọng thứ hai sau cá tra trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Tận dụng lợi thế thiên nhiên, tỉnh xác định sản xuất luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm trong mùa lũ là mô hình phát triển bền vững để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, mô hình nuôi cá rô phi đạt hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.