Thêm Nhiều Loại Hoa Quả Được Xuất Khẩu

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ngày 15-1 tại TPHCM.
Theo ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật, vào cuối tháng 12-2014, một lô nhãn tươi đã xuất sang Mỹ và trong hai tuần đầu tháng 1-2015, có thêm 8 lô nhãn đã tiếp tục xuất qua đây.
Không dừng lại ở đó, hiện một loạt các thị trường đã mở cửa cho các loại trái cây Việt Nam. Cụ thể, phía Úc đã qua kiểm tra hai nhà máy chiếu xạ của Việt Nam để xem xét cấp phép cho trái xoài, thanh long xuất sang quốc gia này.
Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật cũng đang đàm phán với Nhật Bản để nối lại việc xuất khẩu thanh long, xoài bằng hướng xử lý nước nóng. Với thị trường Hàn Quốc, Việt Nam sẽ xuất khẩu xoài. Măng cụt, mận cũng đang hoàn tất những thủ tục đánh giá bước đầu để xuất sang Trung Quốc. Thanh long cũng sẽ được xuất khẩu vào New Zealand.
Đối với mặt hàng hoa, theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, hiện cán bộ của cục đã gửi hồ sơ kiểm dịch sang Ấn Độ cho bốn loại hoa là hồng, cẩm chướng, cúc và cát tường để hoàn thiện thủ tục. Nếu có không gì thay đổi, trong năm nay, bốn loại hoa này sẽ được xuất sang thị trường Ấn Độ.
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.