Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh

Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh
Ngày đăng: 17/07/2015

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Tân Phú Đông, vụ tôm này, toàn huyện thả nuôi hơn 3.000ha, tập trung nhiều nhất tại xã Phú Tân, Tân Phú với hơn 2.000ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp chỉ còn hơn 300ha, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh xảy ra nhiều dẫn đến tôm chết, thất mùa. Nhiều hộ gia đình ở huyện Tân Phú Đông chuyển sang nuôi quảng canh hoặc bỏ đầm chờ vụ sau.

Ngoài ra, giá tôm giảm mạnh, giá thức ăn dùng nuôi tôm tăng mạnh, dẫn đến người nuôi không có lãi nên không mặn mà với hình thức nuôi tôm công nghiệp. Bình quân nếu nuôi công nghiệp, đối với tôm thẻ chân trắng mất khoảng 3 tháng và tôm sú khoảng 3,5 tháng mới thu hoạch. Thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư nhiều, nếu xảy ra dịch bệnh thì người nuôi gần như trắng tay không có lãi. Hiện tại tôm sú giảm giá bình quân 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tôm thẻ chân trắng cũng giảm 25%. Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg có giá 210.000 đồng/kg (giảm 40.000 đồng/kg; loại 30 con hiện giá 180.000 đồng/kg… Tôm thẻ chân trắng loại 100 con hiện giá chỉ 85.000 đồng/kg, so với mức 110.000 đồng/kg năm trước. Loại 90 con/kg cũng có giá 90.000 đồng/kg…

Giá tôm xuống thấp, nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp vẫn dùng biện pháp nuôi cầm chừng và phải thường xuyên theo dõi tin tức, khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp kịp thời phòng bệnh cho tôm khi có dịch bệnh xảy ra. Ông Lê Hồng Phước, xã Tân Phú, cho biết: "Ở đây bà con sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm. Bây giờ bỏ ao thì biết làm nghề gì để sống. Bây giờ, không dám nuôi nhiều, sợ dịch bệnh xảy ra thì phải mang nợ, dịch bệnh chưa xử lý triệt để hẳn. Ngày nào ra kiểm tra thấy tôm khỏe mạnh, lớn nhanh là mừng ngày đó". Ông Phước nói thêm: "Cứ mỗi bữa tôm ăn đều bổ sung thêm khuẩn kháng sinh, men cho tôm và sử dụng thuốc để phòng trị bệnh cho tôm, chủ yếu là bệnh gan, ruột và đốm trắng… Giờ chỉ chờ mưa xuống để thời tiết ổn định trở lại, tôi mới dám thả nuôi trở lại".

Trước sự khó khăn của các hộ nuôi tôm do dịch bệnh đang tấn công dẫn đến sản lượng nuôi tôm công nghiệp giảm mạnh, nhiều khả năng dẫn đến sản lượng thủy sản không đạt chỉ tiêu, các ngành chức năng huyện Tân Phú Đông khuyến cáo. Ông Nguyễn Trung Hòa, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông, cho biết: "Bà con nên theo dõi lịch thời vụ để thả tôm cho đúng theo khuyến cáo, đồng thời tăng cường kiểm tra tôm mỗi ngày, nếu có phát hiện dịch bệnh xảy ra phải báo ngay với các ngành có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại lớn. Bà con nên chú ý cải tạo ao nuôi đúng quy trình, diệt hết mầm bệnh trước khi thả nuôi vụ mới, đảm bảo tăng diện tích tôm nuôi công nghiệp ở những vụ nuôi tiếp theo".


Có thể bạn quan tâm

3 Giống Lúa Mới Có Giá Trị Kinh Tế Cao 3 Giống Lúa Mới Có Giá Trị Kinh Tế Cao

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần vừa được nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên” với 3 giống lúa mới.

24/05/2012
Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Các Dịch Bệnh Nguy Hiểm Gây Ra

Ngày 22/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1219/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

26/05/2012
Sớm Hoàn Thiện Dự Án Phát Triển Nấm Sớm Hoàn Thiện Dự Án Phát Triển Nấm

Bộ NN&PTNT vừa giao Cục Trồng trọt sớm hoàn thiện Dự thảo Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020.

29/06/2012
Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Người dân tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã đã được chuyển giao kỹ thuật xây mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh.

13/03/2012
Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

29/06/2012