Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP

Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn
Hiện Công ty TNHH Hùng Cá là công ty nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra hàng đầu ở Việt Nam, với 02 nhà máy chế biến, 01 nhà máy sản xuất thức ăn và vùng nuôi có tổng diện tích hơn 700 ha (là một trong những công ty có vùng nuôi lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Hùng Cá đã áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, giám sát nghiêm ngặt quá trình sản xuất.
Từ đó, tạo được những sản phẩm uy tín, chất lượng cao trên thị trường thế giới. Các tiêu chuẩn quốc tế Công ty đang áp dụng hiện nay là: HACCP, BRC, HALAL, ISO 22000, IFS, GLOBAL GAP và ASC.
Đối với Quy phạm thực hành NTTS tốt do Việt Nam xây dựng (VietGAP), năm 2013, Công ty TNHH Hùng Cá tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu VietGAP Thủy sản của Việt Nam bằng chính sách đăng ký và áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng nuôi lớn của công ty.
Đến ngày 25/6/2014, Công ty Hùng Cá đã vinh dự được cấp chứng nhận VietGAP cho 04 vùng nuôi có tổng diện tích mặt nước là 104,8 ha và tổng sản lượng dự kiến là 41.800 tấn: 1-Trang trại NTTS Hùng Cá, diện tích 25 ha (tại xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 2-Trang trại NTTS Cầu Tổng Đài, diện tích 16,7 ha (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 3-Trang trại NTTS Tân Hội Trung, diện tích 35 ha (xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp); 4-Trang trại NTTS Mỹ Hiệp, diện tích 28.1 ha (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Theo ông Trần Văn Hùng (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá), hiện Công ty vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chương trình áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu trong tương lai toàn bộ diện tích vùng nguyên liệu cá tra được cấp chứng nhận VietGAP.
Qua đó, khẳng định được chất lượng sản phẩm, đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Công ty Hùng Cá luôn hướng đến khách hàng, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản, nhất là quảng bá cho hình ảnh "con cá Tra của Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.