Cả Nước Có Khoảng 200.000 Con Bò Sữa
Ngày 23/7, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hội Xuất khẩu sữa Hoa Kỳ tổ chức hội thảo về “mô hình tổ chức, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa và đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa.
Sau 13 năm thực hiện Quyết định 167, chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Năng suất sữa bình quân hiện đạt 5,18 tấn/chu kỳ, cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3,2 tấn/chu kỳ), Indonesia (3,1 tấn/chu kỳ), Trung Quốc (3,4 tấn/chu kỳ)… Năm 2000, cả nước chỉ có 41.200 con bò sữa, đến nay đã lên tới 200.000 con bò sữa. Sản lượng sữa của cả nước năm 2001 chỉ có 64.7000 tấn đến nay là 456.400 tấn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, trong những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên sản xuất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, hiện sản lượng sữa của cả nước mới chỉ đáp ứng 28% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Do đó, thời gian tới các bộ, ngành cùng với tỉnh, TP cần đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng trồng nguyên liệu để bảo đảm thức ăn cho bò sữa. Đồng thời đầu tư khoa học công nghệ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, khuyến khích người chăn nuôi bò sữa theo mô hình an toàn sinh học, liên kết chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ để bảo đảm ATTP.
Có thể bạn quan tâm
Mạnh dạn thử nghiệm cây trồng mới, ông Nguyễn Văn Đức ở ấp 4, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương)trồng xen canh cây dó bầu lấy trầm hương với cây điều, cao su. Sau gần 10 năm chăm sóc, vườn cây hơn 4 ha của ông chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đó là khẳng định của ông Sengoku Yoshito - phó chủ tịch Đảng Dân chủ, nguyên phó chánh văn phòng nội các Chính phủ Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu, trọng tâm là triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây mía nguyên liệu và hỗ trợ người trồng mía.
Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Theo đó, cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng, không thu lãi quá hạn, lãi phạt; đồng thời xem xét cho người nuôi vay mới để khôi phục sản xuất nhằm phát triển nghề cá tra.
Bí đỏ Cô tiên có xuất xứ từ Đài Loan do Công ty TNHH Mường Hoa, Hợp tác xã Mai Anh (Lào Cai) cung cấp, được gieo trồng tại huyện Mường Khương trong vụ vừa qua với tổng diện tích 56,4 ha. Có 8 xã, thị trấn tham gia trồng hai giống bí này.