Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Tân Phú Đông, vụ tôm này, toàn huyện thả nuôi hơn 3.000ha, tập trung nhiều nhất tại xã Phú Tân, Tân Phú với hơn 2.000ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp chỉ còn hơn 300ha, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh xảy ra nhiều dẫn đến tôm chết, thất mùa. Nhiều hộ gia đình ở huyện Tân Phú Đông chuyển sang nuôi quảng canh hoặc bỏ đầm chờ vụ sau.
Ngoài ra, giá tôm giảm mạnh, giá thức ăn dùng nuôi tôm tăng mạnh, dẫn đến người nuôi không có lãi nên không mặn mà với hình thức nuôi tôm công nghiệp. Bình quân nếu nuôi công nghiệp, đối với tôm thẻ chân trắng mất khoảng 3 tháng và tôm sú khoảng 3,5 tháng mới thu hoạch. Thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư nhiều, nếu xảy ra dịch bệnh thì người nuôi gần như trắng tay không có lãi. Hiện tại tôm sú giảm giá bình quân 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tôm thẻ chân trắng cũng giảm 25%. Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg có giá 210.000 đồng/kg (giảm 40.000 đồng/kg; loại 30 con hiện giá 180.000 đồng/kg… Tôm thẻ chân trắng loại 100 con hiện giá chỉ 85.000 đồng/kg, so với mức 110.000 đồng/kg năm trước. Loại 90 con/kg cũng có giá 90.000 đồng/kg…
Giá tôm xuống thấp, nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp vẫn dùng biện pháp nuôi cầm chừng và phải thường xuyên theo dõi tin tức, khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp kịp thời phòng bệnh cho tôm khi có dịch bệnh xảy ra. Ông Lê Hồng Phước, xã Tân Phú, cho biết: "Ở đây bà con sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm. Bây giờ bỏ ao thì biết làm nghề gì để sống. Bây giờ, không dám nuôi nhiều, sợ dịch bệnh xảy ra thì phải mang nợ, dịch bệnh chưa xử lý triệt để hẳn. Ngày nào ra kiểm tra thấy tôm khỏe mạnh, lớn nhanh là mừng ngày đó". Ông Phước nói thêm: "Cứ mỗi bữa tôm ăn đều bổ sung thêm khuẩn kháng sinh, men cho tôm và sử dụng thuốc để phòng trị bệnh cho tôm, chủ yếu là bệnh gan, ruột và đốm trắng… Giờ chỉ chờ mưa xuống để thời tiết ổn định trở lại, tôi mới dám thả nuôi trở lại".
Trước sự khó khăn của các hộ nuôi tôm do dịch bệnh đang tấn công dẫn đến sản lượng nuôi tôm công nghiệp giảm mạnh, nhiều khả năng dẫn đến sản lượng thủy sản không đạt chỉ tiêu, các ngành chức năng huyện Tân Phú Đông khuyến cáo. Ông Nguyễn Trung Hòa, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông, cho biết: "Bà con nên theo dõi lịch thời vụ để thả tôm cho đúng theo khuyến cáo, đồng thời tăng cường kiểm tra tôm mỗi ngày, nếu có phát hiện dịch bệnh xảy ra phải báo ngay với các ngành có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại lớn. Bà con nên chú ý cải tạo ao nuôi đúng quy trình, diệt hết mầm bệnh trước khi thả nuôi vụ mới, đảm bảo tăng diện tích tôm nuôi công nghiệp ở những vụ nuôi tiếp theo".
Related news
Với việc chăm sóc theo tiêu chuẩn 4C, hàng chục ngàn nông dân tại Tây Nguyên đã tăng thêm thu nhập hàng năm lên 14%/ha cà phê so với cách canh tác truyền thống.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng thủy sản bị 38 nước trả về.
Ông Trần Văn Lâm (sinh năm 1977), hiện cư ngụ ấp 17, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi, từ đó kinh tế gia đình khá lên nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan.
Đông Hải có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 38.500 ha, hằng năm cho sản lượng hơn 60.000 tấn, trong đó sản lượng tôm là hơn 33.000 tấn, cá và thủy sản khác sản lượng hơn 26.000 tấn.
Không những thành công từ mô hình ươm cây, tạo cảnh quan bóng mát, anh Nguyễn Văn Thi (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) còn mạnh dạn thuê 2ha đất để trồng chuối, thu lợi gần 300 triệu đồng/năm.