Đã khống chế được dịch bệnh tại khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh

Trước đó, trong tháng 5.2015, các hộ nuôi cá lồng biển ở vùng biển đầm Thị Nại tại Hải Minh Trong gặp nhiều khó khăn do cá bị bệnh và chết hàng loạt. Các ngành chức năng của TP Quy Nhơn phối hợp với chính quyền địa phương đã đến kiểm tra và xác định nguyên nhân là do nguồn nước nuôi lâu ngày bị nhiễm bẩn, cộng với thời tiết nắng nóng tạo điều kiện sinh sôi, nảy nở của các loại ký sinh trùng sống trong nước gây bệnh cho cá và làm cá chết.
Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện tại Hải Minh Trong có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi, tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014. Các đối tượng cá nuôi ở đây nhiều nhất là cá chẽm còn gọi là cá dược, tiếp đến là cá hồng, cá bớp, cá mú… Hộ nuôi ít cũng từ 4.000 - 5.000 con cá các loại, hộ nuôi quy mô lên đến hơn 10.000 con.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Minh Chánh ở ấp 6, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) phấn khởi khoe: Nếu giá mít bán cho các nhà máy sấy mít khô trước tết chỉ dao động 1.000-1.500 đồng/kg thì trong suốt một tuần qua đã tăng lên 4.000 đồng/kg loại I và 2.000 đồng/kg loại II mua tại vườn.

Gia đình ông Trần Văn Châu ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) là một trong những hộ đầu tiên tại địa phương đưa giống bơ ghép về trồng tại rẫy cà phê của gia đình.

Liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nhạc trưởng và nông dân là đối tác cùng chia sẻ lợi ích, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát huy hiệu quả ổn định và lâu dài.

Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.

UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.