Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao
Theo đó, địa điểm đầu tư dự án được thực hiện trên địa bàn 4 huyện: Vân Canh, Hoài Nhơn, An Lão và Hoài Ân với quy mô tổng diện tích dự án khoảng 5.080 ha đất. Cụ thể: Xã Hoài Sơn và xã Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn) khoảng 680 ha; xã An Hưng (huyện An Lão) khoảng 600 ha; xã Dak Mang (huyện Hoài Ân) khoảng 2.500 ha; các xã Canh Liên, Canh Thuận và Canh Hòa (huyện Vân Canh) khoảng 1.300 ha.
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng, quy mô 100 ngàn con bò (bò giống 40.000 con, bò thịt 60.000 con) và là dự án có quy mô đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi ở Bình Định tại thời điểm hiện nay. Dự án dự kiến bắt đầu triển khai và đi vào kinh doanh ngay trong năm 2015.
Công ty dự kiến nhập bò Brahman từ Úc. Đây là giống bò có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Những năm đầu, công ty sẽ nhập đồng thời bò cái mang thai để sinh sản và bê con để nuôi vỗ béo. Những năm tiếp theo, công ty sẽ tự phối giống để chủ động nguồn bê con nuôi vỗ béo.
Giống cỏ mà Công ty Cổ phần Đầu tư chăn nuôi Bình Hà sử dụng để trồng là cỏ voi Packchong 1. Đây là giống cỏ lai giữa Giant King Grass và giống cỏ địa phương Thái Lan, thích hợp với nhiều loại đất, thời gian lưu gốc từ 8 - 10 năm.
Giống cỏ này có ưu điểm vượt trội so với các loại cỏ thông thường vì cho năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng dinh dưỡng rất cao, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hóa cao. Bên cạnh đó, cỏ Pakchong 1 có khả năng chịu rét, chịu hạn, chống gió tốt , chống xói mòn hiệu quả, là loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao. Trong khâu trồng cỏ, công ty sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để trồng cỏ nuôi bò, giúp cỏ phát triển quanh năm mà không phụ thuộc vào thời tiết.
Có thể bạn quan tâm
Vùng na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) có hơn 1.200 ha, với sản lượng năm nay ước đạt hơn 8 nghìn tấn. Hàng năm, cây na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 9. Tại các xã: Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Mai Sao... nhiều hộ dân trồng từ 0,5 - 3 ha, cây na đem lại giá trị kinh tế cao, đạt hơn 75 triệu đồng/ha, là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây.
Với sự năng động, nhạy bén của bà con nông dân, những năm gần đây xã Liên Nghĩa, Văn Giang (Hưng Yên) nổi tiếng với nghề ươm các loại giống cây ăn quả. Cây giống Liên Nghĩa theo chân thương lái đến mọi miền đất nước mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.
Từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh Bến Tre , trong năm 2015, huyện Châu Thành đã triển khai mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô tại ấp Phước Thành, xã An Phước. An Phước là xã thuần nông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa và dừa. Do hiệu quả kinh tế từ các loại cây trồng này không cao, cần có hướng mới trong việc chuyển đổi giống cây trồng, tăng cường sự hỗ trợ về vốn đầu tư và kỹ thuật cho nông dân phù hợp với địa phương.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trước đây Trung Quốc(TQ) luôn dẫn đầu về hàng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam (VN) nhưng sáutháng đầu năm nay vị trí này đã đổi chủ.
Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.