Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng

Ngay sau khi nhận được thông tin tôm chết, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã trích từ nguồn Quỹ dự trữ Quốc gia 550 kg thuốc chlorine để xử lý các ao tôm bị bệnh. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn về các vùng nuôi phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn chỉ đạo giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; đốc thúc các địa phương khẩn trương xử lý tiêu diệt mầm bệnh ở các vùng dịch không để lây lan ra diện rộng.
Chi cục Thú y cũng hướng dẫn các hộ nuôi không xả nước tại các ao hồ nuôi tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra môi trường, thu gom xác tôm bị bệnh tiêu hủy đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch vận chuyển đối với các ao nuôi tôm đã lớn trong vùng dịch; sử dụng hóa chất Chlorine xử lý dịch bệnh đúng quy trình.
Theo bà Đặng Thị Thu Hoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, nguyên nhân khiến cho hàng vạn con tôm giống bị chết là do các vật chủ trung gian như cua, còng… mang mầm bệnh vào các đầm nuôi tôm nhưng không kiểm soát được.
Trước đó, ngày 25/4/2015, tại các xã Kỳ Trinh, Kỳ Thư, Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh), bệnh đốm trắng cũng đã làm hàng vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 7 ha (nuôi theo hình thức quảng cảnh) của bà con nơi đây bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Trường Thọ, Chủ tịch UBND xã Cát Tài (Phù Cát - Bình Định), cho biết: Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh và Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, vụ ĐX 2014 - 2015 và vụ Hè năm 2015, UBND xã đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng (Công ty Tất Thắng, Đăk Nông) thực hiện mô hình “Liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi gắn bao tiêu sản phẩm - Trồng thâm canh đậu phụng giống L14 sử dụng chế phẩm sinh học” trên chân đất chuyển đổi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa tổng kết công tác sản xuất lúa năm 2015 và triển khai kế hoạch sản xuất năm 2016. Theo đó, năm 2015, sản lượng lúa đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 1,369 triệu tấn, tăng 42.791 tấn so với cùng kỳ và năng suất tăng 0,14 tấn/ha.

Trong thời gian gần đây, do giá gừng luôn ở mức cao, cùng với đầu ra dễ dàng nên nhiều hộ dân trong huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã chuyển sang trồng gừng.

Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu (NCSXDL) Miền Trung (thuộc Công ty TNHH Sản xuất thương mại (SXTM) Hồng Đài Việt) ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, đang trồng và bảo tồn hơn 20 loại cây dược liệu quý; trong đó nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng như xáo tam phân, cây mật nhân và đặc biệt là cây nhân sâm Phú Yên.

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn của tỉnh Cà Mau tăng đáng kể, đến nay trên 15.000 ha.