Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

Từ một hộ nuôi thí điểm, đến nay, đã có hàng chục hộ làm hàng trăm lồng bè nuôi tôm hùm. Thực tế này đòi hỏi phải sớm có định hướng, qui hoạch để người dân tránh khỏi những “vết xe đổ” như những nghề nuôi trồng thủy sản ở các địa phương.
Người đầu tiên nuôi tôm hùm ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là anh Nguyễn Ngọc Hiệp ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Cuối năm 2012, sau khi đi tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm hùm xuất khẩu ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà; anh Hiệp đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng làm lồng bè, mua tôm hùm giống về thả nuôi. Đến nay, anh Hiệp mở rộng hơn 30 lồng nuôi tôm với khoảng 1.300 tôm con tôm giống. Anh Nguyễn Ngọc Hiệp cho hay, cái khó nhất trong nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu là khâu chọn giống và phòng bệnh cho tôm.
Thành công từ nuôi tôm hùm xuất khẩu của anh Nguyễn Ngọc Hiệp khiến nhiều hộ dân ở Lý Sơn mạnh dạn đầu tư nuôi tôm hùm xuất khẩu. Đến nay, ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, hàng chục hộ và nhóm hộ có đến cả trăm lồng bè nuôi tôm hùm, với mật độ từ 50 đến hơn 100 con mỗi lồng.
Ông Trương Văn Thanh ở thôn Đông, xã An Hải cho biết: nếu thời tiết thuận lợi, sau hơn 1 năm nuôi tôm xuất khẩu, mỗi hộ có thể kiếm được từ 100 đến gần 200 triệu đồng. Các hộ nuôi tôm hùm mong muốn nhà nước ưu đãi lãi suất cho vay để nuôi tôm đạt kết quả. Đồng thời, bà con mong được tham gia các lớp tập huấn phòng ngừa dịch bệnh và hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm.
Huyện Lý Sơn hiện có khoảng 150 lồng bè nuôi tôm hùm nằm dày đặt trên luồng lạch ra vào Vũng neo trú tàu thuyền xã An Hải. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho các bè tôm hùm vào mùa mưa bão là mối lo của chính quyền địa phương và các hộ dân nuôi tôm hùm hiện nay.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Việc nuôi tôm hùm ồ ạt đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về kinh tế biển, định hướng đầu tư mang tính toàn diện hơn vừa khai thác, nuôi trồng và vừa chế biến. Về nuôi trồng, 3 năm nay, nhân dân đã nuôi trồng những loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Hiện tại mô hình nuôi tôm hùm giá trị kinh tế rất cao và đang phát triển đúng định hướng. Huyện đang qui hoạch nuôi trồng thủy sản để nhân định hướng rõ hơn cho người dân. Và quan trọng nhất trong việc nuôi trồng ở huyện đảo Lý Sơn là phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất, nhất là trong mùa thiên tai sắp đến.
Nuôi tôm hùm xuất khẩu đang mở ra nhiều triển vọng cho ngư dân Lý Sơn trong việc nâng cao thu nhập, giàu lên từ biển. Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu phát triển bền vững, rất cần những định hướng cụ thể từ chính quyền địa phương và ngành chức năng trong qui hoạch, phòng bệnh và giải quyết đầu ra cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án quản lý nghề cá (QLNC) ở 8 tỉnh, giai đoạn 2006 - 2011 và xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn quốc những năm tiếp theo. Thực tiễn cho thấy nghề cá ở nước ta còn nhiều khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán, đời sống của ngư dân còn nghèo. Khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt, môi trường nguồn nước bị suy thoái…

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"