Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học

Đây là mô hình nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm mới, có giá trị dinh dưỡng cao, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi, nhất là tiềm ẩn của bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, góp phần tăng thu nhập cho bà con chăn nuôi, nâng cao cuộc sống, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi.
Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn công nghiệp, 100% Men Balasa, 30% thuốc úm, 30% vắc-xin và được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.
Nhằm đánh giá kết quả thực hiện mô hình, ngày 28/05/2015, Trạm Khuyến nông huyện Hồng Dân phối hợp cùng địa phương tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học”.
Mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Trần Văn Khía, ở ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân thực hiện từ ngày 20/3/2015, với số lượng 100 con vịt xiêm Pháp. Trong quá trình nuôi, chủ hộ thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng trại, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ tiêu độc khử trùng... cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi hướng dẫn hộ thực hiện. Sau hơn 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ sống 99%, trọng lượng trung bình 3 kg/con. Tính đến thời điển này, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận đạt trên 60.000 đồng/con (giá bán 60.000 đồng/kg).
Theo đánh giá của bà con nông dân tham gia mô hình, vịt xiêm Pháp thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, mô hình dễ thực hiện, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống. Tại buổi hội thảo, các đại biểu và bà con nông dân đã cùng nhau thảo luận về chăn nuôi vịt xiêm Pháp theo quy trình an toàn sinh học: mục đích, ý nghĩa của mô hình và 1 số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học. Ngoài ra, những thắc mắc của bà con như: chọn giống, tiêm phòng, chăm sóc… cũng đã được giải đáp thỏa đáng tại hội thảo.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Dự án phát triển nuôi gà thả đồi giai đoạn 2014 – 2016, đến nay, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã có 42 hộ dân tại các xã: Cam Cọn, Bảo Hà, Minh Tân và Thượng Hà được hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mỗi năm đóng góp nhiều tỷ đô la cho quốc gia. Tuy nhiên điều này có thể gây ảnh hưởng lớn trong tương lai gần vì diện tích vườn cà phê già cỗi tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Một niềm vui vừa đến với người chăn nuôi Phú Bình (Thái Nguyên), đó là ngày 11-11-2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “Gà đồi Phú Bình”. Đây là nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi đầu tiên của tỉnh được bảo hộ, từ đó mở ra cơ hội lớn đối với những hộ chăn nuôi gà ở Phú Bình.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Bình Định thở dài khi nhắc đến chuyện hạn hán: “Không có nước thì không thể nuôi cá. Trong khi đó hạn hán kéo dài đã vắt kiệt các hồ, ao, sông, suối… nên diện tích nuôi trồng thủy sản năm nay giảm mạnh”.

Cây giảo cổ lam được thâm canh dưới tán rừng trồng, với diện tích khoảng 0,6 ha ở 3 huyện miền núi nói trên, cho kết quả khả quan. Theo những người thực hiện đề tài, sau 6 tháng trồng, tỷ lệ cây sống từ 83 - 90%, chiều dài thân đạt từ 2,9 - 3,6 m, đã thu hoạch lần đầu trên 210 kg.