Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công ty lâm nghiệp Yên Lập nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất

Công ty lâm nghiệp Yên Lập nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất
Ngày đăng: 21/05/2015

Trải qua hàng chục năm hoạt động, nhiều lần thay đổi về quy mô tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với cơ chế mới, nhất là sau khi xóa bỏ bao cấp, chuyển sang tự hạch toán kinh doanh độc lập công ty đã không ngừng nỗ lực phát huy lợi thế tại chỗ: Điều kiện đất đai phù hợp với trồng cây nguyên liệu giấy, thị trường tiêu thụ ổn định theo đơn đặt hàng của Nhà máy giấy Bãi Bằng để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền địa phương rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp được giao, bàn giao bớt những diện tích đất nằm trong vùng bảo tồn rừng đặc dụng cho địa phương, đất cấp chồng lấn với các hộ dân bản địa để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất.

Thực hiện chủ trương về đổi mới, sắp xếp và phát triển nông, lâm trường quốc doanh gần đây công ty sát nhập thêm Công ty lâm nghiệp A Mai làm cho hoạt động không ít khó khăn. Đến nay tổng diện tích đất lâm nghiệp do công ty quản lý sử dụng là 3.309,2ha trên phạm vi hành chính 11 xã, thị trấn của huyện Yên Lập, 100% diện tích đã được cấp sổ đỏ. Phạm vi địa bàn quản lý rộng, phần lớn đất lâm nghiệp có địa hình chia cắt, độ dốc lớn, hệ số sử dụng đất thấp, khó áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất và phòng chống cháy rừng, chi phí sản xuất lớn trong khi chu kỳ sản xuất lâm nghiệp kéo dài, nhiều diện tích đất còn bị lấn chiếm chưa được giải quyết dứt điểm...

Để tháo gỡ các khó khăn trên, công ty đã tiến hành quy hoạch phân lô, hợp đồng giao khoán đến hộ và người lao động; phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xác định lại mốc giới, bàn giao những diện tích đất trong diện phải thu hồi. Trong sản xuất, công ty đẩy mạnh trồng rừng chuyên canh cây nguyên liệu giấy, áp dụng và chuyển giao các kỹ thuật thâm canh trồng rừng năng suất cao cho công nhân và người lao động địa phương, đưa các giống cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao vào trồng như keo lai, bạch đàn mô, từng bước xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu trong sản xuất lâm nghiệp vốn ăn sâu vào tiềm thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xóa bỏ tệ nạn phát nương làm rẫy chặt phá rừng tự nhiên; từ đó góp phần nâng cao độ che phủ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Rừng và đất rừng do công ty quản lý được giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ, rừng trồng khi khai thác sản phẩm được quản lý chặt chẽ đảm bảo hài hòa lợi ích của công ty và người làm rừng, do đó đã đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 400 cán bộ CNV lao động. Nhiều hộ dân trên địa bàn trong quá trình hợp đồng trồng và bảo vệ rừng với công ty đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định từ 50 triệu đồng/năm trở lên, đời sống kinh tế khá giả như hộ ông Dương Trung Chính người dân tộc Dao ở xã Đồng Thịnh, hộ ông Phùng Văn Duy người dân tộc Mường ở xã Ngọc Lập, hộ ông Hà Văn Tuấn người dân tộc Mường ở xã Phúc Khánh...

Ông Hoàng Quốc Chính- Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Yên Lập cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TƯ của Bộ Chính trị và Nghị định số 200/NĐ-CP của Chính phủ  về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp và phát triển nông, lâm trường quốc doanh” kinh tế của công ty đã không ngừng tăng trưởng, tổng doanh thu năm 2014 đạt 13,852 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so với năm 2004, lợi nhuận cũng tăng gấp 3 lần so với trước, thu nhập bình quân người lao động hiện đạt 4,4 triệu đồng/người/tháng, hàng năm công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo các chế độ, quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên trăn trở lớn nhất của công ty hiện nay là diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm chưa được giải quyết còn tồn tại khá lớn lên tới 180ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Ngọc Lập, Ngọc Đồng, Lương Sơn.

Các diện tích đất bị lấn chiếm này đều là đất trong sổ đỏ của công ty, đã kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy nhiều chu kỳ nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó thời gian tới công ty mong muốn các ngành, các cấp chính quyền địa phương cùng vào cuộc giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn trái phép, thu hồi toàn bộ diện tích đất bị lấn chiếm, tạo điều kiện cho công ty thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Thực tế chủ trương đổi mới, sắp xếp và phát triển nông, lâm trường quốc doanh không chỉ tạo hành lang giúp Công ty lâm nghiệp Yên Lập đạt hiệu quả kinh tế thiết thực trong sản xuất kinh doanh mà còn có tác động rất lớn đến xã hội, đó là từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần  bảo vệ môi trường sinh thái và làm tốt chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

11/11/2014
Cây Thạch Đen Dễ Trồng, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cây Thạch Đen Dễ Trồng, Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

11/11/2014
Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

11/11/2014
Để Chè Nhiều Búp, Năng Suất Cao Để Chè Nhiều Búp, Năng Suất Cao

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.

11/11/2014
Quản Lý Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp Còn Nhiều Bất Cập Quản Lý Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp Còn Nhiều Bất Cập

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

11/11/2014