Nuôi Dúi Trên Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.
Mỗi năm, đàn dúi của anh Tảo đẻ 4 lứa, dúi mẹ sinh mỗi lứa từ 3 - 5 con. Khoảng 1 - 2 tháng có thể đem bán dúi con làm con giống. Nếu nuôi tiếp bán thịt thì sau 5 - 6 tháng có thể đạt trọng lượng trên 1,5 kg. Nguồn thức ăn của dúi rất dễ kiếm thường là tre, các loại cỏ, củ, thân cây cỏ voi, mía đường, những thức ăn này sẵn có ở địa phương. Hơn nữa, việc nuôi dúi cũng ít tốn thời gian chăm sóc, mỗi ngày cho ăn 3 lần nên có thể kết hợp làm các công việc khác kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.
Kết quả sau 18 tháng thả nuôi 6 con dúi giống, anh Tảo đã bán được 8 con dúi giống, mỗi cặp dúi giống được bán với giá từ 3.500.000 đồng thu được 14 triệu đồng, trả hết số nợ đã vay ban đầu của ngân hàng. Nhờ được chăm sóc cẩn thận nên đàn dúi của gia đình anh Tảo hiện có 13 con, phần lớn đang trong giai đoạn mang thai chờ sinh lứa tiếp theo. Do nắm bắt được kỹ thuật nuôi cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Tảo nên rất nhiều hộ gia đình trên đảo đã tìm đến anh để học hỏi, đăng ký mua giống nuôi.
Anh Tảo vui mừng cho biết, hiện nay anh đã ký hợp đồng cung cấp dúi thương phẩm cho các nhà hàng ở Phan Thiết, Đồi Sứ (Hàm Thuận Nam) với giá 400.000 đồng/kg, không hạn chế số lượng. Sau khi ổn định về đầu ra sản phẩm, anh Tảo đang xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô nuôi dúi lên trên 50 con. Anh Tảo nhẩm tính, cứ mỗi con dúi thương phẩm bán với giá như hiện nay thì bình quân mỗi con sẽ thu về 600.000 đồng, nếu nuôi 50 con dúi cái thì 1 năm anh có ít nhất 600 con dúi con. Khi đó, mức thu nhập của gia đình anh sẽ trên 300 triệu đồng/ năm. Còn nếu bán được nhiều dúi giống cho các hộ khác nuôi thì mức thu nhập còn cao hơn rất nhiều.
Dúi thuộc loài gặm nhấm (dòng họ chuột) nên rất dễ nuôi, ăn tạp, không bị mắc bệnh, giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định, ít gây ô nhiễm môi trường. Đây là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đang thu hút người dân trên đảo.
Có thể bạn quan tâm

Đặc biệt, Big C đã chấp nhận bù lỗ phí vận chuyển giúp giảm giá thành bán ra, mở rộng cơ hội mua hàng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như giúp gia tăng lượng tiêu thụ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người tiêu dùng, mang lại lợi ích thiết thực giúp nông dân Đà Lạt vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Tính chung trong vòng 10 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,49 triệu tấn thu về hơn 3,1 tỷ USD tăng 37,1% về khối lượng và và 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%.

Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).