Hiệu Quả Mô Hình Trồng Dưa Trên Đất Lúa

Chúng tôi trở lại thôn La Chữ thuộc xã Phước Hữu vào dịp toàn tỉnh thi đua lập thành tích kỷ niệm 38 năm giải phóng quê hương Ninh Thuận. Nông dân địa phương tập trung ra đồng chăm sóc hoa màu và thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân 2013. Cây dưa luân canh trên đất lúa cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân tăng thu nhập nâng cao đời sống gia đình.
Trên cánh đồng có tục danh Cây me tám đám, chúng tôi gặp nông dân đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch dưa dấu. Những trái dưa chín da xanh căng tròn nằm chật mặt ruộng. Lê Minh Sơn 31 tuổi, chủ ruộng dưa cho biết gia đình anh canh tác 3 sào dưa hấu giống “Hoàng Châu” thu hoạch đạt 9 tấn trái. Thương lái thu mua trả tiền ngay tại ruộng với giá 5.000 đồng/kg. Vốn đầu tư 3 sào dưa từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch khoảng 21 triệu đồng. Trừ hết chi phí sản xuất, anh Sơn còn lãi ròng 24 triệu đồng. Thời gian trồng một vụ dưa chỉ có 55 ngày ít sử dụng nước tưới, cho lợi nhuận cao gấp 3- 4 lần so với trồng lúa.
Lê Minh Sơn là nông dân đi đầu thực hiện mô hình trồng dưa hấu trên đất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao ở đồng đất La Chữ. Gần bảy năm gắn bó với nghề trồng dưa dấu anh được dân làng thương mến phong tặng danh hiệu “Sơn dưa”. Anh trở thành khuyến nông viên tự nguyện hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác loài cây “xanh vỏ đỏ lòng”.
Từ nông dân chuyên trồng lúa, anh Sơn “duyên nợ” với nghề trồng dưa hấu từ vụ hè thu 2006. Khi đó có ông Chín Thiều và Hai Thọ từ Khánh Hòa vô La Chữ thuê 5 ha ruộng lúa trồng dưa xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc.
Đất thịt pha cát chủ động tưới, nắng ấm quanh năm, trồng dưa hấu chăm sóc tốt cho sản phẩm đạt chất lượng cao. Ông Chín Thiều và Hai Thọ trồng dưa hấu trên vùng đất mới La Chữ đạt sản lượng trên 30 tấn/ha bán vào dịp tết Trung Thu cho lợi nhuận cao gấp 4-5 lần trồng lúa.
Lê Minh Sơn hiền lành chịu thương chịu khó làm ăn theo hai ông Chín Thiều và Hai Thọ học nghề trồng dưa hấu. Anh nắm vững kỹ thuật ủ hạt, vô bầu, trải bạt, định ngọn, chọn trái và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dưa hấu. Đặc điểm của cây dưa hấu chăm sóc đúng kỹ thuật gặp thời tiết thuận lợi là bảo đảm có thu hoạch.
Mỗi hecta trồng dưa hấu cần vốn đầu tư 60-70 triệu đồng, năng suất trung bình 25- 30 tấn. Nếu dưa bán được 5- 6 ngàn đồng/kg thì người trồng dưa dư ăn dư để còn như giá rớt xuống 3.000 đồng/kg thì huề vốn hoặc có lãi chút đỉnh. Qua sáu năm gắn bó với nghề trồng dưa hấu trên ruộng lúa, gia đình anh Sơn và nhiều nông hộ ở La Chữ bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.
Anh Đặng Văn Dũng, Trưởng thôn La Chữ cho biết toàn thôn hiện có 549 hộ với 2.400 nhân khẩu chuyên nghề trồng lúa. Bà con nông dân đầu tư thâm canh trên diện tích 315 ha ruộng lúa và 80 ha đất màu chủ động tưới từ công trình thủy lợi Tân Giang. Bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang trồng bắp lai, bông vải, dưa hấu đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân đang nhân rộng mô hình một vụ lúa- một vụ dưa hấu trên đất ruộng. Vụ đông xuân năm nay, La Chữ có 12 nông hộ trồng 26 ha dưa hấu đạt sản lượng trên 700 tấn. Dưa dấu La Chữ chắc thịt, màu đỏ son, vị ngọt thanh được người tiêu dùng ưa chuộng. Nghề trồng dưa hấu tạo việc làm nâng cao thu nhập góp phần giảm hộ nghèo ở địa phương hiện nay còn 6 %.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt nói riêng. Những kết quả đạt được về nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, góp phần tích cực vào thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sau khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, hơn 400 hộ dân huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) đã tận dụng mặt nước phát triển nghề nuôi cá lồng.

Chăn nuôi trên đệm lót bằng trấu, mùn cưa, men sinh học không chỉ an toàn, thân thiện môi trường, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vườn cà phê moka rộng 2,4ha ở Trại Hầm, Đà Lạt được chủ nhân giữ lại chỉ để thu hoạch mỗi năm vài, ba trăm ký hạt nhân. Sau năm đầu đưa chồn về ăn trái tươi và đưa ngỗng về ăn cỏ, cho phân, vườn moka đã tăng giá trị lên hàng trăm lần.

Không làm rau giá bằng đậu xanh, bà Nguyễn Thị Thành ở xã An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm rau giá bằng đậu ngự. Những cọng giá đậu ngự gieo nổi trên cát “phổng phao” gấp nhiều lần so với cọng giá làm theo cách thông thường khiến du khách đặc biệt ấn tượng khi được thưởng thức. Không những thế, loại rau này còn là thực phẩm thiết yếu vào mỗi mùa mưa bão, khi rau xanh đất liền không thể theo tàu ra đảo.