Tỷ Phú Bò Sữa

Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.
Ông Quất đã có hơn 20 năm gắn bó với công việc nuôi bò, vắt sữa... Ông bảo: Có được cơ ngơi này là do Công ty chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ tập thể sang khoán hộ gia đình. Lúc đầu tôi nhận khoán 7 con bò sữa và 4,5 ha đất trồng cỏ. Nhận rồi thấy lo, vì lúc đó chưa có nhà máy chế biến sữa, nhiều hôm sữa bò vắt ra không có người mua, phải đổ sữa cho lợn ăn, tiếc chảy nước mắt. Năm 2004, Nhà máy sữa của công ty đi vào hoạt động, bao tiêu toàn bộ sữa cho các hộ chăn nuôi nên chẳng phải lo nữa...
Khi Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, cho vay 50% vốn mua bò sữa, gia đình ông Quất đã nhận 7 ha đồng cỏ, tăng đàn bò sữa từ 50 con lên 120 con, rồi 180 con (100 con đang vắt sữa). Bình quân mỗi ngày gia đình ông Quất thu hơn 2 tấn sữa tươi, với giá mua của Công ty 13.500 đồng/kg, trừ chi phí lãi trên 13 triệu đồng/ngày. Toàn bộ công việc phục vụ cho chăn nuôi cơ bản được cơ giới hóa, từ cắt cỏ đến vắt sữa đều làm bằng máy, tổng giá trị trang trại của ông khoảng gần 20 tỷ đồng.
Nhìn đàn bò đang ăn cỏ, ông Quất kể: Có người bảo tôi bán trang trại, tiền ăn cả đời không hết, làm làm gì cho khổ. Nhưng đã là “nghiệp” và đam mê, hơn nửa đời người gắn bó thì làm sao mà bỏ được...
Có thể bạn quan tâm

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen

Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m

Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.

Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế