Chôm Chôm Rớt Giá Ở Đồng Nai

Trong những ngày qua, hàng trăm nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) than trời vì giá chôm chôm rẻ như bèo, chưa đến 4 ngàn đồng/kg. Người dân đang rất lao đao vì không tìm được đầu ra cho mặt hàng này.
Về xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom đâu đâu chúng tôi cũng thấy chôm chôm chín oằn cây. Trái chín từ màu đỏ tươi chuyển sang màu đỏ bầm mà nhà vườn vẫn chưa thu hoạch. Ông Trương Nguyễn Cường, ấp Tân Việt, xã Bàu Hàm, cho biết hiện tại giá chôm chôm tại vườn 3 - 4 ngàn đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, bạt phủ gốc, công lao động... nhà vườn trắng tay. Nhiều nhà vườn chán nản không muốn thu hoạch cứ để trái “treo” trên cây. Ông Cường đang thu hoạch 1 hécta chôm chôm, ước tính sản lượng được khoảng 20 tấn nhưng không vui nổi vì sau khi thanh toán chi phí, chẳng có đồng lãi nào.
Nhiều nhà vườn ở đây cũng đang bán đổ bán tháo vườn chôm chôm của mình do dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm. Ông Chu Văn Cang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Hàm, cho biết: “Điệp khúc được mùa mất giá vẫn đeo suốt trên lưng người nông dân”.
Một trong những nguyên nhân rớt giá là do đại bộ phận nhà vườn trồng chôm chôm thường dựa vào giá vụ trước để điều chỉnh thời gian thu hoạch cho vụ sau. Vì thấy chôm chôm tháng 7 năm trước giá cao, nhiều vườn canh cho chôm chôm chín vào tháng 7 năm nay khiến sản lượng tăng vọt làm giá chôm chôm rớt mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu một số đơn vị xuất hóa chất sát trùng và vaccine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũ như Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Kon Tum…

Theo nhiều tiểu thương, gần đây nguồn cung nhiều loại thịt gia cầm khá dồi dào. Dù đã cận Tết Nguyên đán nhưng sức tiêu thụ các loại thịt gia cầm vẫn khá yếu. Để bán hàng, nhiều người kinh doanh thịt gia cầm phải chủ động giảm giá bán.

Phú Yên có mạng lưới sông suối với mật độ trung bình 0,5km/km2, với tổng chiều dài các sông là 2.600 km. Diện tích mặt nước ngọt trung bình khoảng 10.000 ha. Tuy có diện tích mặt nước ngọt tương đối lớn nhưng việc phát triển nuôi thủy sản nước ngọt ở Phú Yên thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng.

Không thể khôi phục lại hoa để phục vụ Tết, bà con nông dân ở làng hoa Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) chuyển sang trồng rau màu để chuẩn bị phục vụ Tết và tạo nguồn thu nhập.

Thực hiện Dự án tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng.