Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao

Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 22/06/2011

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã. Chị Ngọc cho biết: “Tôi nuôi 8 con lợn nái, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con, có thời điểm trong chuồng có trên 100 con lợn rừng”.

Tìm hiểu về hành trình đến với nghề nuôi lợn rừng, chị Ngọc kể, cách đây gần 5 năm, chồng chị bị tai nạn giao thông khá nặng, gần như chỉ nằm một chỗ trong nhà. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu nhưng chị không thể bỏ chồng đi làm công việc xa nhà. Sau nhiều đêm suy nghĩ, chị quyết định đến với nghề nuôi lợn rừng tại gia.

Năm 2008, chị Ngọc tìm đến một hộ nuôi lợn rừng ở huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) mua con giống lợn rừng thuần Malaixia. Tuy mới gây giống nhưng sau gần một năm chị đã có đàn lợn gần 50 con. Trại lợn được chia làm 2 khu với khoảng 20 chuồng nuôi, phía sau nhà có những khoảnh đất trống rộng, được thiết kế quy trình nuôi theo điều kiện bán hoang dã. Khu chuồng trại được phân ra cho lợn lứa, lợn giống con, lợn sắp đẻ và lợn đang cho bú. Việc phân ra như vậy nhằm dễ quản lý và kiểm soát khi cho chúng ăn, tránh trình trạng lợn chen lấn giẫm đạp. Ngoài ra, còn có hệ thống đường nước ngầm được lắp đặt xung quanh các dãy chuồng nuôi để tiện việc cho chúng ăn cũng như tưới mát đất cho lợn nằm vào mùa nắng.

“Nuôi lợn nái sinh sản phải có bí quyết “đỡ đẻ”. Khi lợn sinh mình phải chịu khó thức đêm; khi lợn con ra đời phải ngồi “canh” cho nó bú, vì lợn mẹ trở mình dễ đè chết lợn con. Mấy năm qua, số lợn con mỗi lứa sinh sản tôi nuôi đến lớn không mất con nào” - chị Ngọc khoe.

Nuôi lợn rừng tại gia, xuất bán không đâu xa, chỉ cần đến tuổi xuất chuồng là có người trong huyện đến mua liền. Nuôi trong vòng 7 đến 8 tháng thì lợn rừng có thể đạt 20 - 25 kg, với giá bán ra hiện nay trên thị trường là 150.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thịt lợn siêu nạc nuôi nhà. “Trung bình một con xuất bán từ 3 đến 3,5 triệu đồng, sau khi trừ toàn bộ chi phí, tôi lời một nửa”, chị Ngọc nói.

Chị Ngọc chia sẻ kinh nghiệm, nuôi lợn rừng cũng đơn giản, bởi chúng thích nghi với môi trường hoang dã và ăn tạp. Thức ăn hàng ngày cho chúng có thể tận dụng các loại rau, củ, quả từ chợ... Còn khi chúng đi ăn trong vườn nhà thì có sẵn cây chuối, bẹ chuối, rau muống, rau cải, các loại cỏ, các loại quả xanh… Loại thức ăn này chiếm tỉ lệ khoảng 70%, còn lại 30% là thức ăn tinh như cám gạo, ngô, sắn đều thuộc loại rẻ tiền, dễ kiếm.

Chị Ngọc cho biết, đến năm 2010, hạch toán từ bán lợn rừng thương phẩm, lợn giống, gia đình chị đã thu hồi xong tổng số tiền đầu tư là 250 triệu đồng. Hiện đàn lợn rừng nái cùng đàn con của chúng trị giá không dưới 200 triệu đồng. Dự kiến năm nay, gia đình chị sẽ thu ít nhất 200 triệu đồng


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Chăn Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học

Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.

07/07/2014
Cà Mau Bảo Vệ Nguồn Lợi Cá Đồng Bắt Đầu Từ Ý Thức Của Người Dân Cà Mau Bảo Vệ Nguồn Lợi Cá Đồng Bắt Đầu Từ Ý Thức Của Người Dân

Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.

07/07/2014
Nông Dân Xã Đồng Nai Đã “Nản” Với Ca Cao? Nông Dân Xã Đồng Nai Đã “Nản” Với Ca Cao?

Những năm trước, nông dân xã Đồng Nai (Bù Đăng - Bình Phước) vui mừng vì trồng xen ca cao trong vườn điều cho hiệu quả kinh tế cao. Hai năm qua, người trồng ca cao ở đây lại “nản” vì giá cả thất thường và nấm bệnh xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà vườn có kinh nghiệm, giá ca cao đang ổn định và vấn đề sâu bệnh không đáng ngại, chỉ cần chủ động chăm sóc, phòng trị bệnh, cây sẽ cho năng suất cao.

02/12/2014
Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

07/07/2014
Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.

02/12/2014