Chôm Chôm Rớt Giá Ở Đồng Nai

Trong những ngày qua, hàng trăm nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) than trời vì giá chôm chôm rẻ như bèo, chưa đến 4 ngàn đồng/kg. Người dân đang rất lao đao vì không tìm được đầu ra cho mặt hàng này.
Về xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom đâu đâu chúng tôi cũng thấy chôm chôm chín oằn cây. Trái chín từ màu đỏ tươi chuyển sang màu đỏ bầm mà nhà vườn vẫn chưa thu hoạch. Ông Trương Nguyễn Cường, ấp Tân Việt, xã Bàu Hàm, cho biết hiện tại giá chôm chôm tại vườn 3 - 4 ngàn đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, bạt phủ gốc, công lao động... nhà vườn trắng tay. Nhiều nhà vườn chán nản không muốn thu hoạch cứ để trái “treo” trên cây. Ông Cường đang thu hoạch 1 hécta chôm chôm, ước tính sản lượng được khoảng 20 tấn nhưng không vui nổi vì sau khi thanh toán chi phí, chẳng có đồng lãi nào.
Nhiều nhà vườn ở đây cũng đang bán đổ bán tháo vườn chôm chôm của mình do dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm. Ông Chu Văn Cang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Hàm, cho biết: “Điệp khúc được mùa mất giá vẫn đeo suốt trên lưng người nông dân”.
Một trong những nguyên nhân rớt giá là do đại bộ phận nhà vườn trồng chôm chôm thường dựa vào giá vụ trước để điều chỉnh thời gian thu hoạch cho vụ sau. Vì thấy chôm chôm tháng 7 năm trước giá cao, nhiều vườn canh cho chôm chôm chín vào tháng 7 năm nay khiến sản lượng tăng vọt làm giá chôm chôm rớt mạnh.
Related news

KTNT - Hàng chục hộ dân ở thôn 9, xã Minh Phú đứng trước nguy cơ thiếu đói do lúa chết hàng loạt. Nguyên nhân bà con cho rằng, là do nước thải từ Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đóng tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh.
Báo Kinh tế nông thôn từng có bài phản ánh tình trạng ô nhiễm tại vùng nuôi tôm trên cát tại hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thuộc xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của TP.Biên Hòa, làng cá bè trên tuyến sông Cái sẽ là một trong những điểm nhấn trong tuyến du lịch sinh thái sông Đồng Nai. Chủ trương sắp xếp, quy hoạch lại làng cá bè được thành phố thực hiện từ nhiều năm trước đây.

Giai đoạn 2010 - 2015 sản lượng ngành Thủy sản Nghệ An đạt 145.000 tấn, tăng 45% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua đặt ra; kết quả đó là từ nỗ lực của nghề cá nhân dân trong khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản...

Theo lịch thời vụ, thời gian thả nuôi tôm quảng canh mô hình tôm - lúa đã kết thúc, ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo nông dân cần xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo sạ lại vụ lúa để sản xuất bền vững.