Chôm Chôm Chợ Lách Đạt Chứng Nhận GlobalGAP

Trong không khí ngày Hội cây, trái ngon, an toàn lần thứ XI, năm 2011, ngày 04 tháng 6 năm 2011, UBND huyện Chợ Lách trang trọng tổ chức lễ đón nhận giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ Liên kết sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách. Đến dự có Ông Thomas P. Sutton đại diện Tổ chức Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ (APHIS) cùng đại diện các sở, ban, ngành, một số huyện, xã trong tỉnh cùng 36 hộ nông dân tham gia Tổ Liên kết sản xuất.
Tổ Liên kết sản xuất chôm chôm có diện tích 22,24 ha và được chia ra làm 5 tổ. Sản phẩm chôm chôm đạt chứng nhận GlobalGAP được vận hành khép kín từ nông hộ đến nhà đóng gói, bao gồm 141 điểm kiểm soát dành cho hệ thống quản lý chất lượng và cho nhóm; cùng với 236 điểm được phân thành 76 điểm chính yếu, 122 điểm thứ yếu và 38 điểm khuyến cáo. Để đạt được chứng nhận GlobalGAP yêu cầu phải 100% các điểm chính yếu, 95 % các điểm thứ yếu bắt buột phải tuân thủ, không có quy định bắt buộc cho các điểm khuyến cáo.
Qua một năm thực hiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và tập huấn bà con nông dân tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, các hộ nông dân được kiểm tra đánh giá nội bộ lần một từ ngày 07 đến 09 tháng 3 năm 2011. Qua đó, các nông hộ vẫn còn một số điểm chưa phù hợp và yêu cầu phải khắc phục. Đến ngày 03 tháng 4 năm 2011 Công ty Cổ phần Giám định Cà phê và Hàng hóa Xuất nhập khẩu (CAFECONTROL) chính thức thông báo hệ thống nhà đóng gói Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu cùng với Tổ Liên kết sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tuân thủ quy trình thực hành nông nghiệp tốt GlobalGAP và được cấp giấy chứng nhận.
Được biết, đây là đơn vị thứ 2 sản xuất trái cây của huyện đạt chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và sắp đến sẽ được xuất khẩu trực tiếp chôm chôm sang Hoa Kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.