Chi phí sản xuất mía đường quá cao

Ngày 16-7, tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường VN chuẩn bị hội nhập ASEAN” được tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.
Cụ thể, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường vào khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg, cao hơn nhiều nước ở ASEAN và trên thế giới. Trong khi đó, phần lớn nhà máy đường có công suất và thiết bị chỉ ở mức trung bình, sản xuất các sản phẩm phụ sau đường chưa được quan tâm đúng mức...
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Văn Tám - thứ trưởng Bộ NN&PTNT- cho rằng các doanh nghiệp mía đường cần nghiên cứu để đầu tư cải tiến thâm canh cây mía, đa dạng hóa sản phẩm, tận thu phế phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường VN.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.