Các Tiêu Chuẩn Chung Đối Với Sản Phẩm Đóng Gói Nhập Khẩu Vào Australia
Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ.
Tất cả các nhãn mác phải: được viết bằng tiếng Anh; từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè; dễ nhìn; được in ở cỡ chữ tiêu chuẩn, tối thiểu 1,5mm; mầu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm.
Nhãn mác phải ghi rõ: nước xuất xứ; mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá; liệt kê số lượng, khối lượng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm; trong bao bì không được chứa ít hơn số lượng được ghi trên nhãn mác và các đơn vị đo lường phải theo hệ mét; ghi rõ đơn vị đóng gói nhãn mác phải ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói và/ hoặc nhà nhập khẩu.
Ghi chú: Không được phép cố ý đưa ra những mô tả thương mại không trung thực về hàng hoá. Việc mô tả không trung thực các nội dung như trọng lượng, xuất xứ, nhà sản xuất, chất liệu, thành phần, bản quyền… bị coi là hành vi thương mại không trung thực và có thể bị khởi tố.
Sau đây là các yêu cầu chung đối với nhãn mác áp dụng cho tất cả các mặt hàng thực phẩm đóng gói nhập khẩu, quy định tại Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc – New Zealand ban hành:
(1) Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản mô tả đặc điểm của thực phẩm. Chiều cao tên thực phẩm trên nhãn in tối thiểu là 3mm;
(2) Nhận dạng lô hàng: thực phẩm đóng gói phải được cung cấp thông tin nhận dạng, tức là số lượng thực phẩm được chế biến cùng điều kiện chung. Sử dụng cụm từ “use by” (sử dụng trước ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy định này. Để nhận dạng lô hàng, có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã số của nhà sản xuất. Úc không đặt ra quy định về kích cỡ hoặc sự tương phản màu sắc;
(3) Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thực phẩm đóng gói được nhập khẩu vào Úc có thời hạn sử dụng ít hơn hai năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm. Đây là thời hạn nếu thực phẩm được dự trữ phù hợp sẽ giữ nguyên tính chất và chất lượng. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm.
Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thực phẩm, cần ghi rõ những điều kiện này trên nhãn mác.
Trường hợp miễn trừ: một số loại thực phẩm được miễn dán nhãnthành phần. Đó là những thực phẩm có têngọi đã chỉ rõ thành phần như cá phi lê đông lạnh, dừa khô… Các loại đồ uống có cồn, hương liệu và nước giải khát đóng chai có dấu xi cũng được miễn dán nhãn thành phần.
Ngoài ra, có một số thông tin không được phép ghi trên nhãn mác thực phẩm như: những thông tin cho biết thực phẩm giúp tạo dáng; từ “bổ dưỡng” (“health”) cùng với tên thực phẩm; các từ “giàu vitamin” (“vitamin enriched”) hoặc các thông tin tương tự; các thông tin về khả năng chữa bệnh.
Một số thông tin khác được quy định rất nghiêm ngặt và chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như: tên thương mại; các thông tin liên quan đến các tính chất dinh dưỡng như ít chất béo, nhiều chất xơ, không có cholesterol hoặc các thuật ngữ tương tự phải được xác nhận và chứng minh; từ “tinh khiết” (“pure”) chỉ sử dụng đối với những loại thực phẩm một thành phần không chứa gia vị.
Đối với một số sản phẩm cụ thể, có những điều khoản bổ sung cần xem xét khi dán nhãn. Ví dụ: Nhãn mác của sản phẩm cá đóng hộp phải mô tả rõ loại cá trong bao bì theo mẫu “BARRACOUTA” hoặc “TUNA”. Nếu có nhiều hơn một loại cá, phải ghi rõ tỉ lệ của từng loại cá và loại nào có tỉ lệ nhiều hơn phải được nhắc đến đầu tiên. Chiều cao cỡ chữ tiêu chuẩn là 3mm.
Có thể bạn quan tâm
Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.
Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.
Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.
Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.