Nâng Cao Tính Khả Thi Trong Việc Áp Dụng VietGAP
Để khai thác thế mạnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) và XK thuỷ sản từ nuôi, trong 3 năm qua, Tổng cục Thủy sản đã tích cực tuyên truyền, phổ biến Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) và hướng dẫn áp dụng VietGAP cho 03 đối tượng nuôi - XK chủ lực của Việt Nam: cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei).
Tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký 02 Quyết định (Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành NTTS tốt; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng) nhằm cung cấp các thông tin chính thống liên quan đến VietGAP.
Theo đó, VietGAP được áp dụng để thực hành NTTS tốt, kiểm soát các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường. Quy phạm này được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận thực hành NTTS tốt trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Tổng cục Thuỷ sản đã nhận thấy một số bất cập trong nội dung và cách trình bày Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) và Hướng dẫn áp dụng VietGAP, cơ bản đều khó cho người thực hiện
Chính vì vậy, thời gian qua Tổng cục Thuỷ sản đã dựa trên các yêu cầu khắt khe của thị trường NK để đề ra các tiêu chuẩn VietGAP, khuyến cáo về hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong NTTS. Nhìn chung, các tiêu chuẩn VietGAP đã tích hợp được các yêu cầu của quốc tế về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, VietGAP quy định NTTS phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Về mặt quản lý môi trường, VietGAP cũng đã tích hợp các yêu cầu của quốc tế về bảo vệ môi trường như Công ước RAMSAR (được Liên hợp quốc phê chuẩn tháng 5/1999). Về khía cạnh kinh tế - xã hội, VietGAP đã quy định NTTS phải chấp hành nghiêm chỉnh các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)…
Theo Tổng cục Thuỷ sản, VietGAP chủ yếu xoay quanh 04 nội dung chính là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Để VietGAP ngày càng hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế (giúp các DNXK thuỷ sản của Việt Nam dễ dàng tìm kiếm thị trường), trong thời gian tới, Tổng cục Thuỷ sản sẽ cân nhắc, tiếp tục lồng ghép khéo léo các tiêu chuẩn như GlobalGAP, Asean GAP, ASC, MSC, BMP vào nội dung của các Quyết định Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) và Hướng dẫn áp dụng VietGAP.
Theo Tổng cục Thuỷ sản, Quy phạm thực hành NTTS tốt (VietGAP) phải được hiểu là những quy định chung được xây dựng cho tất cả các đối tượng NTTS tại Việt Nam (chứ không xây dựng cho từng đối tượng riêng biệt). Tuy nhiên, đối với những đối tượng nuôi quan trọng, liên quan đến hoạt động XK thuỷ sản của Việt Nam (cá tra và tôm nước lợ), có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách áp dụng VietGAP.
Về đối tượng áp dụng, sẽ phân loại, chỉ định rõ đối tượng nuôi nào được khuyến khích áp dụng và đối tượng nào bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP. Trường hợp bắt buộc áp dụng, sẽ đặt ra lộ trình cụ thể. Ví dụ như cá Tra là đối tượng phải bắt buộc áp dụng VietGAP.
Lộ trình áp dụng được quy định trong Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra: Đến ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.
Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.
Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...
Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.
Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.