Chi phí sản xuất mía đường quá cao

Ngày 16-7, tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường VN chuẩn bị hội nhập ASEAN” được tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.
Cụ thể, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường vào khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg, cao hơn nhiều nước ở ASEAN và trên thế giới. Trong khi đó, phần lớn nhà máy đường có công suất và thiết bị chỉ ở mức trung bình, sản xuất các sản phẩm phụ sau đường chưa được quan tâm đúng mức...
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Văn Tám - thứ trưởng Bộ NN&PTNT- cho rằng các doanh nghiệp mía đường cần nghiên cứu để đầu tư cải tiến thâm canh cây mía, đa dạng hóa sản phẩm, tận thu phế phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường VN.
Related news

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.

Nhà bà Nguyễn Thị Mai tại thôn Cam Bình, xã Tân Phước, La Gi cách đây chừng 3-4 năm có trồng một cây chuối sứ, cây phát triển thêm cây con thành một bụi chuối chừng 5-6 cây. Những cây chuối này đã từng trổ trái bình thường như mọi cây chuối khác.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.