ASEAN Dự Kiến Áp Dụng Tiêu Chuẩn Tôm Mới

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã soạn thảo một tiêu chuẩn cho tôm nuôi trong khu vực và dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2015.
Dự thảo được thiết kế bởi một ủy ban chỉ đạo của 14 ngành công nghiệp và các bên liên quan phi chính phủ. Với ý tưởng là ngành công nghiệp tôm của các quốc gia trong tổ chức có thể sử dụng nó như một công cụ khả thi để cải thiện tính bền vững, hiệu quả môi trường và xã hội của nông nghiệp, đặc biệt là ở quy mô nhỏ, và được ghi nhận tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, tờ Brunei Times đưa tin.
Theo dự thảo dài 16 trang, "hiện nay có hơn 30 tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, tất cả với các phạm vi khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua các phương pháp khác nhau và không tiêu chuẩn nào trong số đó được xác định một cách rõ ràng đối với khu vực ASEAN".
"Điều này gây khó khăn và tốn kém cho nông dân và các nhà chế biến để lựa chọn con đường đúng đắn cho sự xác nhận sản phẩm trên thị trường. Kết quả là, từng công việc cho một số tiêu chuẩn khác nhau để đáp ứng yêu cầu của người mua làm tăng thêm chi phí đáng kể", dự thảo cho biết thêm.
Ban chỉ đạo tiêu chuẩn tôm ASEAN cho rằng việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 sẽ tạo điều kiện cho khu vực này trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và đóng vai trò lớn trong ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu.
Ban chỉ đạo này bao gồm hai tổ chức từ Philippines, Trung tâm Phát triển Tambuyog và Liên đoàn Khai thác thủy sản Socsksargen. Các thành viên còn lại là FAIRAGRO, Đại học Kasetsart, Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản châu Á Thái Bình Dương, Công ty Thai Union Frozen Products (TUF) và Hội đồng Nông dân Thái ở Thái Lan;
Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Thủy sản Indonesia, Đại học Surya và Tổ chức bảo tồn Vùng đất ngập nước quốc tế (Wetlands International) tại Indonesia; Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Khai thác và Nuôi trồng Thủy sản bền vững và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP); và tổ chức Monterey Bay Aquarium Seafood Watch® và Chicken of the Sea ở Mỹ.
Ban chỉ đạo hoan nghênh các ý kiến đóng góp cho các tiêu chuẩn dự thảo từ nông dân, các chuyên gia và các bên liên quan tham gia vào nuôi tôm cũng như từ công chúng cho đến ngày 10 Tháng 10 năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Hương Sơn lại thi nhau ra vườn hái chọn lấy những quả cam bù đẹp nhất trong vườn đưa vào đặt lên bàn thờ cúng Tổ tiên bằng cả tấm lòng qua một năm gặt hái. Bởi vào dịp tết cổ truyền dân tộc là cam bù Hương Sơn lại vào mùa thu hoạch.

Nguyễn Ngọc Tứ, bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng được mọi người gọi bằng cái tên “Chàng thanh niên mê cây cà phê”.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).