Canh tác mía ở Quảng Tây
Vùng mía đường lớn nhất Trung Quốc
Trong đó, ngành mía đường Quảng Tây có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Tây nói riêng và của cả Trung Quốc nói chung.
Hiện nay, Quảng Tây có 104 nhà máy đường thuộc sở hữu của 30 tập đoàn và Cty. Diện tích mía ở Quảng Tây trong vài năm gần đây ngày càng tăng, năng suất mía, chữ đường và tỉ lệ thu hồi đường ở Quảng Tây đều cao hơn so với mức trung bình của cả nước.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp vào mùa đông, hạn hán nghiêm trọng kể từ năm 2008… nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành đường tỉnh Quảng Tây cho tổng sản lượng đường của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.
Ở Quảng Tây, GDP của ngành mía đường là 43,58 tỷ nhân dân tệ, đóng góp 3,33% tổng GDP của Quảng Tây và thu nhập của nông dân từ mía đạt 32,26 tỷ nhân dân tệ trong vụ 2012/2013.
Hiện có hơn 20 triệu nông dân trong vùng SX mía của tỉnh này và ngành công nghiệp đường cũng cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho các ngành khác tại Quảng Tây như giao thông, tiếp thị và việc làm.
Tuy rằng mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện tự nhiên và chính sách riêng, nhưng hy vọng với sự tìm tòi học hỏi, ngành đường thế giới sẽ vượt qua được khó khăn trước mắt, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước. |
Vụ mía 2013 - 2014, Quảng Tây SX 8.560 triệu tấn đường, chiếm 64,3% tổng sản lượng và chiếm 68,1% sản lượng đường mía trong nước.
Chính sách tốt, kỹ thuật cao
Để có được những kết quả trên, bên cạnh sự thuận lợi về khí hậu, thì sự đầu tư bài bản, sự quan tâm của các nhà quản lý là yếu tố quan trọng. Canh tác mía ở Quảng Tây cũng có nhiều điểm để ngành đường Việt Nam học hỏi.
Đầu tiên là trong khâu chọn giống và đa dạng hóa nguồn giống. Trong những năm gần đây, một nhóm giống mía ưu tú mới đã được phóng thích, đã thích ứng tốt tại các vùng nguyên liệu khác nhau.
Hom khỏe được kiểm soát tốt
Các giống này cho năng suất và khả năng tái sinh gốc cao hơn các giống trước đây. Các viện nghiên cứu cũng khuyến cáo cơ cấu giống mía phù hợp cho các nhà máy.
Trong những năm gần đây, bên cạnh công tác giống, tỉnh Quảng Tây cũng đã nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp trong SX mía như cày sâu và chuẩn bị đất tốt, sử dụng màng phủ nông nghiệp, hệ thống bón phân thông minh, để lá sau thu hoạch, tưới tiết kiệm nước, sử dụng hom giống sạch bệnh, sử dụng vinasse như một loại phân bón lỏng, cơ giới hóa canh tác mía, và kiểm soát hoàn toàn sâu, bệnh, cỏ dại, chuột…
Với những bước đi đúng đắn cùng với sự đầu tư bài bản, ngành mía đường tỉnh Quảng Tây là điểm sáng của ngành mía đường Trung Quốc cũng không phải là điều khó hiểu.
Mô hình này cũng là điển hình để các nước đang cần phát triển ngành mía đường học hỏi.
Có thể bạn quan tâm
Măng tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,...
Cải xoong hay xà lách xoong, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh thuộc họ rau cải, có vị hăng cay nhẹ. Tương truyền khi đi tìm nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ ngành y) đã chọn nơi mọc đầy những cọng cải xoong xanh tươi, bởi đó là loại thuốc chữa được nhiều bệnh nhất, dễ trồng nhất
Để giúp người chăn nuôi nắm vững vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với Phó giáo sư - tiến sĩ LÊ VĂN NĂM, Phó chủ tịch Hiệp hội sản xuất - kinh doanh thuốc thú y Việt Nam kiêm Phó ban khoa học Hiệp hội gia cầm Việt Nam
Nuôi cua không khó, chi phí thấp, chỉ cần đầu tư cho con giống một lần. Thức ăn chính của cua chủ yếu là cơm, bột ngô, cám, ngoài ra có thể cho ăn thêm các loại rau cỏ thái nhỏ, ốc bươu vàng
Là giống lúa có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá, có thể trồng được cả vụ đông xuân và vụ mùa. Giống có khả năng đẻ nhánh khỏe. Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 105-107 ngày, vụ hè thu 95-100 ngày. Khả năng chống chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt, đặc biệt khả năng chịu rét tốt