Canh tác mía ở Quảng Tây

Vùng mía đường lớn nhất Trung Quốc
Trong đó, ngành mía đường Quảng Tây có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Tây nói riêng và của cả Trung Quốc nói chung.
Hiện nay, Quảng Tây có 104 nhà máy đường thuộc sở hữu của 30 tập đoàn và Cty. Diện tích mía ở Quảng Tây trong vài năm gần đây ngày càng tăng, năng suất mía, chữ đường và tỉ lệ thu hồi đường ở Quảng Tây đều cao hơn so với mức trung bình của cả nước.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp vào mùa đông, hạn hán nghiêm trọng kể từ năm 2008… nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành đường tỉnh Quảng Tây cho tổng sản lượng đường của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.
Ở Quảng Tây, GDP của ngành mía đường là 43,58 tỷ nhân dân tệ, đóng góp 3,33% tổng GDP của Quảng Tây và thu nhập của nông dân từ mía đạt 32,26 tỷ nhân dân tệ trong vụ 2012/2013.
Hiện có hơn 20 triệu nông dân trong vùng SX mía của tỉnh này và ngành công nghiệp đường cũng cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho các ngành khác tại Quảng Tây như giao thông, tiếp thị và việc làm.
Tuy rằng mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện tự nhiên và chính sách riêng, nhưng hy vọng với sự tìm tòi học hỏi, ngành đường thế giới sẽ vượt qua được khó khăn trước mắt, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước. |
Vụ mía 2013 - 2014, Quảng Tây SX 8.560 triệu tấn đường, chiếm 64,3% tổng sản lượng và chiếm 68,1% sản lượng đường mía trong nước.
Chính sách tốt, kỹ thuật cao
Để có được những kết quả trên, bên cạnh sự thuận lợi về khí hậu, thì sự đầu tư bài bản, sự quan tâm của các nhà quản lý là yếu tố quan trọng. Canh tác mía ở Quảng Tây cũng có nhiều điểm để ngành đường Việt Nam học hỏi.
Đầu tiên là trong khâu chọn giống và đa dạng hóa nguồn giống. Trong những năm gần đây, một nhóm giống mía ưu tú mới đã được phóng thích, đã thích ứng tốt tại các vùng nguyên liệu khác nhau.
Hom khỏe được kiểm soát tốt
Các giống này cho năng suất và khả năng tái sinh gốc cao hơn các giống trước đây. Các viện nghiên cứu cũng khuyến cáo cơ cấu giống mía phù hợp cho các nhà máy.
Trong những năm gần đây, bên cạnh công tác giống, tỉnh Quảng Tây cũng đã nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp trong SX mía như cày sâu và chuẩn bị đất tốt, sử dụng màng phủ nông nghiệp, hệ thống bón phân thông minh, để lá sau thu hoạch, tưới tiết kiệm nước, sử dụng hom giống sạch bệnh, sử dụng vinasse như một loại phân bón lỏng, cơ giới hóa canh tác mía, và kiểm soát hoàn toàn sâu, bệnh, cỏ dại, chuột…
Với những bước đi đúng đắn cùng với sự đầu tư bài bản, ngành mía đường tỉnh Quảng Tây là điểm sáng của ngành mía đường Trung Quốc cũng không phải là điều khó hiểu.
Mô hình này cũng là điển hình để các nước đang cần phát triển ngành mía đường học hỏi.
Related news

Vụ thu hoạch cuối năm 2013, tôm thẻ chân trắng trúng mùa, trúng giá khiến nhiều nông dân mở rộng diện tích nuôi. Nhưng chưa kịp mừng, người nuôi lại phải đối mặt với vụ thu hoạch thua lỗ vì giá tôm hiện đang rớt giá không phanh.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, tỉnh Đồng Nai đã giao cho Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải tập trung cho vay vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.

Nếu trước đây, đinh lăng chỉ được trồng để chơi kiểng hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều người cũng bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này với kỳ vọng đây sẽ là hướng đi mới giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.

Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.