Nuôi Lợn Bằng Thức Ăn Lên Men Lỏng
Lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5 - 10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10 - 20%
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ sử dụng thức ăn lỏng” tại các xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc), Hoằng Trung (Hoằng Hóa) và Đông Nam (Đông Sơn). Với quy mô mỗi điểm 90 con lợn giống F1, 18 hộ tham gia nuôi trong 4 tháng.
Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.
Sau 3 tháng nuôi, bà con cho biết tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn đạt 100%, trọng lượng trung bình đạt 80 kg/con, cao hơn so với nuôi đại trà. Đặc biệt hơn, lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5 - 10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10 - 20%, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Anh Lê Văn Thống tham gia mô hình chia sẻ, nuôi lợn thịt bằng thức ăn lên men lỏng cho hiệu quả cao, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế. Điều đặc biệt là đàn lợn da vẫn bóng mượt, ít bệnh, phân nhuyễn, giảm mùi.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nuoi-lon-bang-thuc-an-len-men-long-post135175.html
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.
Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.
Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.
Người nuôi và nhà sản xuất tôm ở ĐBSCL đã có sự bất bình trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sản xuất tôm.
Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.