Thêm 17 Hộ Dân Nuôi Cá Lồng Tại Lòng Hồ Thủy Điện Bắc Hà
Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai vừa triển khai Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà (thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà) với sự tham gia của 17 hộ dân, thể tích các lồng đạt 680 m3 nước.
Tham gia Dự án, người dân được hỗ trợ 50% chi phí giống, 20% chi phí thức ăn, hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư đóng lồng và được tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng. Các hộ tham gia Dự án thả cá giống từ đầu tháng 5/2014, chủ yếu là chép, trắm cỏ, mật độ thả 20 con/m3 nước, cỡ con giống khi thả là 300g/con.
Sau hơn một tháng nuôi cho thấy đàn cá sinh trưởng, phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, trọng lượng cá đạt 400 – 450 g/con, tỷ lệ sống hơn 90%.
Theo tính toán của Trung tâm Thủy sản, sau 10 tháng nuôi cá sẽ đạt trọng lượng trung bình đạt khoảng 1,6 – 1,8 kg/con, năng suất đạt 16kg/m3, lãi suất nuôi cá lồng dự kiến đạt 10 triệu đồng/lồng/20m3.
Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà thành công sẽ mở ra hướng phát triển thủy sản hiệu quả nhờ tận dụng diện tích mặt nước hồ thủy điện và nguồn thức ăn tại chỗ lớn, thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia phát triển kinh tế thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.
Trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng.
Vụ thu đông 2014, cũng là mùa nước lũ, toàn huyện Lai Vung canh tác gần 400ha các loại hoa màu như: dưa hấu, dưa leo, nấm rơm, bắp, đậu bắp, ớt, bầu, bí, khoai lang, sen, ấu... tăng 120ha so với vụ thu đông 2013. Đến nay đã thu hoạch gần 300ha.
Đầu năm đến nay, không có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định, giá bán sản phẩm chăn nuôi khá cao nên tình hình chăn nuôi tương đối thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi phần lớn áp dụng theo hướng công nghiệp thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình.
Ngoài ra, xã còn có diện tích lớn cây thảo quả, mỗi năm mang về cho người dân thu nhập hàng chục triệu đồng. Thế nhưng, tại vùng đất nhiều tiềm năng ấy, cuộc sống người dân lại rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 50% tổng số hộ dân toàn xã.