Bưởi Tăng Giá Mạnh Trong Dịp Tết

Tại Sóc Trăng, hiện nay, bưởi da xanh đang được thương lái thu mua với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/ kg và từ 43.000 - 50.000 đồng/kg bưởi Năm Roi, cao hơn từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà vườn ở huyện Kế Sách, nguyên nhân bưởi liên tục tăng giá do năm nay thời tiết không thuận lợi, gây ra nhiều dịch bệnh trên cây và trái, làm giảm năng suất và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường Tết sắp tới.
Theo ông Đặng Văn Nám, nông dân có nhiều kinh nghiệm lâu năm trồng bưởi và là Giám đốc Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Kế Thánh, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, gia đình ông trồng hơn 3ha bưởi da xanh và bưởi Năm Roi. Hiện đã được thương lái hợp đồng thu mua với giá 55.000 đồng/kg bưởi da xanh và 45.000 đồng/kg bưởi Năm Roi. Nhờ chăm sóc tốt và phòng bệnh kịp thời nên bưởi của ông cho trái tốt nên bán được giá cao. Dự kiến trong đợt Tết này, ông sẽ thu hoạch khoảng 15 tấn/ha bưởi da xanh và Năm Roi.
Theo dự báo trong thời gian tới, khi nhu cầu tiêu thụ trong mùa Tết của người dân tăng lên sẽ đưa giá bưởi tiếp tục tăng cao. Hiện các nhà vườn trồng bưởi ở Sóc Trăng đang ra sức chăm sóc vườn bưởi của gia đình sao cho trái đạt chất lượng, mẫu mã tốt nhất phục vụ thị trường Tết.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh đốm trắng xuất hiện nhiều trong giai đoạn mùa mưa, đây là bệnh rất phổ biến vào thời điểm hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi tôm.
Mô hình nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Trung, thường gọi là ông Chín Trung ở phường 6, thành phố Tân An đã được Trạm Khuyến nông thành phố Tân An chọn làm địa điểm để bà con nông dân đến tham quan và học tập kinh nghiệmm

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú nông dân Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Một trong những vấn đề mà người nuôi tôm nước lợ quan tâm hàng đầu là chất lượng nước cấp vào ao nuôi vì đây là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm.

Năm 2015, Khánh Hòa tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn cho kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở để các địa phương phát triển các giống lúa thích nghi với điều kiện sản xuất khi hạn hán xảy ra.