HTX Thủy Sản An Thủy Khai Thác Nghêu Có Hiệu Quả

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.
HTX Thủy sản An Thủy có 4.089 hộ xã viên, quản lý 1.015ha đất bãi biển. HTX đã ăn chia cho xã viên 1 lần, với số tiền 300.000 đồng/hộ xã viên, lần thứ 2 được chia vào dịp cận Tết Nguyên đán năm 2014, với số tiền 200.000 đồng/hộ xã viên. Có 600 lao động là xã viên, được chia thành 6 tổ luân phiên tham gia khai thác nghêu, nhận được tổng số tiền công lao động hơn 1,793 tỷ đồng.
HTX đã vận động ngân hàng hỗ trợ 75 triệu đồng và HTX hỗ trợ 17 triệu đồng để giúp xã viên có hoàn cảnh khó khăn giải quyết bức xúc về nhà ở. Xã viên nghèo nhà có đám tang được hỗ trợ 1 triệu đồng/trường hợp, bị bệnh được hỗ trợ từ 200.000 đồng trở lên.
Theo ông Nguyễn Văn Nhỏ - Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản An Thủy, năm 2013, thời tiết diễn biến thất thường nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của con nghêu. Nghêu thịt bán được giá cao, từ 20.000-33.500 đồng/kg.
Xã viên nhận thức sự cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu hợp lý để đảm bảo duy trì lâu dài. Ban Quản trị HTX thay phiên trực ở sân nghêu để cùng lực lượng bảo vệ tuần tra. HTX xây dựng kế hoạch phối hợp với 3 đơn vị: Công an huyện, Quân sự huyện và Đồn biên phòng Hàm Luông trong công tác bảo vệ con nghêu. Từ đó, HTX đã ngăn chặn kịp thời hơn 10 lần kẻ trộm đột nhập trộm nghêu.
Hiện nghêu giống xuất hiện trên sân nghêu với mật độ dày đặc. Có khoảng 50 tấn nghêu giống sinh sản tập trung trên diện tích 50ha. HTX đã thuê lao động can nghêu lần thứ nhất khoảng 15 tấn đến những nơi có mật độ nghêu sinh sản thưa.
Có thể bạn quan tâm

Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.

Những năm trước, nông dân xã Đồng Nai (Bù Đăng - Bình Phước) vui mừng vì trồng xen ca cao trong vườn điều cho hiệu quả kinh tế cao. Hai năm qua, người trồng ca cao ở đây lại “nản” vì giá cả thất thường và nấm bệnh xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà vườn có kinh nghiệm, giá ca cao đang ổn định và vấn đề sâu bệnh không đáng ngại, chỉ cần chủ động chăm sóc, phòng trị bệnh, cây sẽ cho năng suất cao.

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.