Bưởi Đường Lá Cam Bạch Đằng Được Giá, Hút Hàng

Nông dân trồng bưởi đường lá cam ở xã Bạch Đằng (ảnh), huyện Tân Uyên (Bình Dương) đang rất phấn khởi trước mùa bưởi phục vụ Tết Giáp Ngọ.
Theo ông Võ Thành Lâm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bạch Đằng, mặc dù năm nay sản lượng bưởi không bằng mọi năm, nhưng giá bưởi tăng cao nên nông dân trồng bưởi đều có lãi. So với mọi năm, giá bưởi đường lá cam năm nay cao hơn. Đến thời điểm này, nhiều mối hàng đặt mua với giá 550.000 - 600.000 đồng/chục trái; bưởi trái đẹp có giá đến 700.000 - 750.000 đồng/chục trái.
Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Với gần 1 triệu tấn lúa, trên 200 nghìn tấn ngô và hàng trăm nghìn tấn sắn sản xuất mỗi năm, Nghệ An được coi là địa phương có nguồn nông sản dồi dào. Thế nhưng, lượng nông sản này hầu như đang được tiêu thụ trên thị trường tự do với nhiều vấn đề bất cập, số “vào” được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa nhiều.

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Hơn một tháng nay, bà con nông dân TP Kon Tum (Kon Tum) rất vui mừng bởi anh nông dân "chân đất" Phan Ngọc Tấn đã cải tiến thành công chiếc máy cày hoạt động hiệu quả trên địa hình đồi dốc.

Nghệ An với tiềm năng rộng lớn về đất đai, đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, trong đó có những vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.