Gừng trâu dưới tán vải
Chị Thạch kiểm tra sự phát triển của cây gừng trâu.
Cuối tháng 3 - 2015, chị Thạch đặt mua giống gừng trâu từ Hà Nội về trồng khảo nghiệm dưới tán vải thiều 20 năm tuổi, trên diện tích gần 1 mẫu đất; đồng thời mua 400 bao phân gà cộng với 6 tạ phân vi sinh.
Đất được làm tơi xốp, sau đó trộn với phân bón theo tỷ lệ thích hợp cho vào gần 13.000 bao tải (mỗi kg giống chia 17 bao) rồi đặt dưới tán cây vải thiều.
Để gừng phát triển tốt, hằng ngày, chị Thạch tưới nước giữ ẩm bảo đảm cho các bao gừng có đổ ẩm đều nhưng không úng, giúp cây đẻ nhánh tốt và phát triển nhanh.
Cây gừng cơ bản ít sâu bệnh, chỉ bị nấm gây vàng đốm lá phun thuốc là hết.
Trong quá trình chăm sóc cần bón phân và bồi đất thêm hai lần để khóm gừng phát triển, củ to.
Trồng gừng trâu trong bao tải đặt dưới tán vải thiều có nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm được phân bón, thuốc trừ sâu và công chăm sóc.
Việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây vải thời gian quả non, lượng thuốc rơi xuống tán cây có tác dụng phòng trừ sâu bệnh cho cả cây gừng; khi tưới nước cho gừng thì cũng được luôn cho cây vải.
Nhờ thế cả hai tầng kinh tế vải thiều thu hoạch ở bên trên và gừng bên dưới đều phát triển tốt.
Sau 6 tháng được tập trung chăm sóc tốt đúng kỹ thuật, đến nay mô hình trồng gừng trâu dưới tán vải thiều của gia đình chị Thạch đã phát huy hiệu quả.
Cây phát triển xanh tốt, khóm gừng to, cây cao từ 0,7 – 1m và đang trong thời kỳ làm củ, chuẩn bị được thu hoạch.
Ước tính mỗi bao tải trồng gừng của mô hình này sẽ thu hoạch được từ 1 – 1,5kg củ gừng tươi.
Mỗi củ có trọng lượng từ 100 gram trở lên, dễ chế biến, nhất là làm mứt hoặc sấy khô phục vụ xuất khẩu.
Ước tính với diện tích như trên, chị thu khoảng 10 tấn củ, giá 20 nghìn đồng/kg, lãi 5 nghìn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Trong mấy ngày gần đây, dịch cúm gia cầm (CGC) đã xuất hiện ở nhiều tỉnh miền Trung- Tây Nguyên như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Kon Tum, Đăk Lăk… gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Nguy cơ bùng phát trên diện rộng của dịch này rất cao.
Nhờ thực hiện có hiệu quả đề án lai tạo đàn bò giai đoạn 2011- 2015 của huyện Vân Canh (Bình Định) mà đàn bò ở huyện miền núi này đã có bước phát triển khá cả về số lượng lẫn chất lượng, giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi bò.
Ông Phan Công Ngôn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 10.000ha cà phê, chè, lúa ở các huyện Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông đã rơi vào tình trạng thiếu nước tưới. Các huyện còn lại cũng đang đứng trước nguy cơ này, cao nhất là ở những địa phương nằm cuối nguồn, hoặc ngoài công trình thủy lợi.
Giữa thời điểm còn nhiều luồng thông tin về chất lượng rau an toàn (RAT) như hiện nay, việc thiết lập được những mô hình sản xuất rau thực sự đảm bảo chất lượng là mong mỏi cấp thiết của nhiều người tiêu dùng.
Ông Bảo cũng cho biết, phía đối tác Ukraine khá ưng ý với chất lượng xoài của HTX nên sau đợt xuất hàng này, họ sẽ tiếp tục ký hợp đồng dài hạn với HTX cung ứng khoảng 1 - 2 container xoài/tháng (1 container trên 20 tấn) cho họ.