Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bao vây chống dịch lở mồm long móng tại huyện Đồng Xuân

Bao vây chống dịch lở mồm long móng tại huyện Đồng Xuân
Ngày đăng: 29/10/2015

Hiện nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) lại bùng phát trên đàn bò tại xã Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên).

Cơ quan thú y đang phối hợp cùng địa phương triển khai các biện pháp bao vây khống chế, dập dịch.

Ổ dịch bùng phát

Dịch LMLM được phát hiện tại xã Xuân Quang 1 từ ngày 12/10, khi đàn bò của gia đình ông Lê Thanh Bình ở thôn Suối Cối 1 có các triệu chứng lâm sàng như chảy nước dãi ở mồm, móng chân loét, bò đi lại không được… Ông Bình cho biết: Khi thấy 4 trong tổng số 7 con bò của gia đình tự dưng bỏ ăn, đứng một chỗ, lở miệng và chân, tôi nghi ngờ bò bị LMLM nên tách chuồng, nhốt riêng và xử lý nền chuồng bằng vôi bột, phun thuốc tiêu độc sát trùng quanh khu vực chuồng nuôi.

Đồng thời, gia đình báo cho cán bộ thú y đến khám để hướng dẫn cách điều trị.

Theo ông Bình, nhờ được cách ly, tiêu độc môi trường kịp thời nên những con bò còn lại trong đàn đến giờ vẫn khỏe mạnh, chưa bị lây bệnh.

Sau nhiều ngày điều trị bằng các loại thuốc và bổ sung vitamin, khoáng chất, hiện nay, 4 con bò bị bệnh cũng đã khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường.

Gia đình ông Phan Văn Định cũng ở thôn Suối Cối 1, là hộ có bò bị LMLM mới nhất ở đây.

Ông Định cho biết: Thấy các gia đình trong xóm có bò bị LMLM nên tôi rất cảnh giác phòng ngừa bệnh cho đàn bò của mình.

Nhiều ngày nay, tôi không chăn thả nữa mà nhốt tại chuồng, cắt cỏ cho ăn.

Tuy nhiên, vài ngày trước, một con bò trong đàn bị nhiễm bệnh, đang được thú y điều trị.

Theo ông Nguyễn Hồng Hiên, cán bộ thú y xã Xuân Quang 1, đến nay, cả xã có 19 con bò bị bệnh LMLM tại 11 hộ nuôi thuộc thôn Suối Cối 1.

Sau khi được điều trị tích cực, hiện 16 con đã khỏi triệu chứng lâm sàng, đang tiếp tục chữa trị cho 3 con còn lại.

Nhiều biện pháp khống chế vùng dịch

Sau khi nhận được tin báo có bò bị bệnh LMLM, Trạm Thú y huyện Đồng Xuân đã nhanh chóng báo cáo, phối hợp cùng Phòng NN-PTNT huyện trực tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều đàn bò của dân ở thôn Suối Cối 1 có các triệu chứng của bệnh LMLM.

Đơn vị này tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm và cho kết quả bò bị bệnh LMLM do chủng vi rút tuýp A gây ra.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng Quang, Trưởng trạm Thú y huyện Đồng Xuân, cho biết: Chúng tôi đã cắm 2 biển báo tại vùng có dịch LMLM ở xã Xuân Quang 1 để thông báo cho người dân biết và tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng dịch cho mọi người.

Trạm thú y cũng đã cấp 1.500 liều vắc xin LMLM đa tuýp và 36 lít thuốc sát trùng cho xã Xuân Quang 1 để tiêm phòng bao vây vùng dịch và phun tiêu độc môi trường.

Xuân Quang 1 là xã có đàn bò lên đến khoảng 2.000 con nên nguy cơ dịch LMLM lây lan là rất lớn.

Do vậy, xã Xuân Quang 1 tập trung công tác tiêm phòng được 1.350 liều vắc xin LMLM đa tuýp cho đàn bò chưa nhiễm bệnh LMLM của các hộ nuôi ở thôn Suối Cối 1, Suối Cối 2 và Kỳ Lộ; thành lập một tổ phun thuốc tiêu độc sát trùng, mỗi ngày phun một lần tại các ổ dịch và các khu vực chăn nuôi trên địa bàn.

Cũng theo ông Quang, để dịch LMLM được khống chế hiệu quả, cần thiết phải có thêm vắc xin LMLM đa tuýp để tiêm ngừa cho đàn gia súc của các xã lân cận thuộc vùng bị dịch uy hiếp bởi hiện nay, đàn gia súc của huyện Đồng Xuân chỉ mới được chủng ngừa vắc xin LMLM tuýp O, trong khi dịch LMLM đang xảy ra với vi rút tuýp A.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Ngành Thú y đã tham mưu cho UBND tỉnh công bố dịch LMLM tại xã Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân).

Hiện nay, chúng tôi tiếp tục theo dõi, bao vây vùng dịch, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khống chế dịch nhanh chóng nhất.

Để công tác dập dịch đạt được hiệu quả cao, người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định đối với vùng có dịch LMLM như không mua bán, giết mổ gia súc trong vùng dịch, không giấu dịch, thực hiện vệ sinh chăn nuôi…

Hiện nay, toàn tỉnh có 2 xã Xuân Sơn Bắc và Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân) có dịch LMLM gia súc; trong đó đàn gia súc của xã Xuân Sơn Bắc đã khỏi bệnh được 15 ngày và chưa phát hiện gia súc nhiễm mới.


Có thể bạn quan tâm

Tịnh Biên (An Giang) Phát Triển “Cánh Đồng Lớn” 1.176 Héc-Ta Tịnh Biên (An Giang) Phát Triển “Cánh Đồng Lớn” 1.176 Héc-Ta

Vụ hè thu năm nay, huyện Tịnh Biên (An Giang) phát triển “Cánh đồng lớn” 1.176 héc-ta. Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Lập, với diện tích 660 héc-ta; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện tại các xã Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Hảo…, với diện tích 516 héc-ta.

02/08/2014
Sản Lượng Chế Biến Hải Sản Giảm Do Thiếu Nguyên Liệu Sản Lượng Chế Biến Hải Sản Giảm Do Thiếu Nguyên Liệu

Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh “trầm kha” của ngành chế biến hải sản trong nhiều năm trở lại đây vì nguồn cung trong nước không bảo đảm. Ngoài ra còn do tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hải sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

18/07/2014
Lúa Mùa Nổi Giá 12.000 - 13.000 Đ/kg Lúa Mùa Nổi Giá 12.000 - 13.000 Đ/kg

Ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: Hiện nay, vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60 ha diện tích lúa mùa nổi, tập trung ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà. Đa phần người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV mà chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hạt gạo sạch và dinh dưỡng cao.

02/08/2014
Chuyển Đổi Sản Xuất Lúa Từ “Lượng” Sang “Chất” Chuyển Đổi Sản Xuất Lúa Từ “Lượng” Sang “Chất”

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ triển khai Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với mô hình “Cánh đồng lớn (CĐL) áp dụng 1 phải, 5 giảm” kết hợp đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất...

18/07/2014
Sầu Riêng Rớt Giá, Măng Cụt Bị Rụng Trái Non Sầu Riêng Rớt Giá, Măng Cụt Bị Rụng Trái Non

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.

02/08/2014