Sản Phẩm Cá Tra Đã Có Mặt Ở 142 Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.
Các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam là: Mỹ, Châu Âu, ASEAN, Trung Quốc và Hong Kong, Mexico, Brazil, Ai Cập, Saudi Arabia, Colombia, Australia chiếm tỷ trọng 77,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2013.
Tuy vậy, trong 10 thị trường nhập khẩu chính thì có tới 7 thị trường giảm nhập khẩu trong những năm gần đây, giảm mạnh nhất là EU và Saudi Arabia. Các thị trường còn lại là Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Ai Cập tăng nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó.
Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng chỉ ra những bất cập trong sản xuất, kinh doanh chế biến hiện nay. Đó là sự cạnh tranh gay gắt thiếu lành mạnh giữa các nhà chế biến cá tra trong nước bằng cách hạ giá bán trung bình từ 3,5 USD/kg trước năm 2006 đến nay chỉ còn khoảng 2,5 USD/kg.
Đi kèm giảm giá buộc các doanh nghiệp giảm chất lượng sản phẩm. Việc lạm dụng hóa chất tăng trọng, tỷ lệ mạ băng quá cao để gian lận thương mại… dẫn đến uy tín chất lượng cá tra ngày càng giảm sút.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) đã tổ chức lễ công bố mới trại chăn nuôi Gò Sao 1 tại thôn Nam Hà, xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 - VISSAN chính thức đi vào hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.

Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.

Trong số đó hầu hết các hộ đã có chuồng tạm nhưng vẫn còn 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng cho gia súc. Như vậy, sẽ có khoảng 60.000 con gia súc chưa được đảm bảo chống rét trong mùa đông năm nay.

Khoảng từ năm 2012, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi chặt cây, đào rễ xáo tam phân về bán khiến loài cây này đang trong tình trạng cạn kiệt.