Ân Tường Tây Chống Hạn Cho Cây Chè Gò Loi

Từ năm 2012 đến nay, người dân xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) đã khôi phục cây chè Gò Loi với diện tích gần 15 ha. Tuy nhiên, do nắng hạn gay gắt, nguồn nước tưới không có, nhiều diện tích chè mới trồng đã bị chết. Trước tình hình này, huyện Hoài Ân đã hỗ trợ kinh phí để nhân dân Ân Tương Tây chống hạn cho cây chè.
Ông Nguyễn Tấn Cường, ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, có diện tích chè trên 10 sào từ 1 đến 2 năm tuổi. Do do nắng nóng kéo dài, giếng của nhà ông đã cạn kiệt, không có nước tưới nên có trên 30% cây chè giâm cành mới trồng 1 năm tuổi đã bị chết khô.
Ông Cường cho biết: “Được huyện hỗ trợ 10 triệu, xã Ân Tường Tây hỗ trợ 5 triệu, gia đình tôi đầu tư thêm trên 15 triệu để khoan một cái giếng sâu trên 35 m và dùng hệ thống bơm đẩy để bơm, nguồn nước rất dồi dào nên đảm bảo tưới chống hạn cho diện tích chè, tôi mừng vô cùng”.
Không riêng gì cây chè của nhà ông Cường, mà diện tích chè của các gia đình khác cũng bị chết khô rất nhiều. Nhằm chống hạn kịp thời cho diện tích chè Gò Loi trên địa bàn xã Ân Tường Tây, trước mắt huyện Hoài Ân đã hỗ trợ cho 6 hộ có diện tích chè nhiều, với số tiền 10 triệu đồng/hộ; xã Ân Tường Tây hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng, kinh phí còn lại do hộ trồng chè đảm nhận.
Từ ngày 27.5 đến nay, UBND xã Ân Tường Tây đã hợp đồng 2 nhóm thợ đến khoan giếng cho dân. Tùy theo vị trí mà giếng phải khoan từ độ sâu 30-40 m mới đủ nước tưới. Chi phí đầu tư cho mỗi giếng khoan từ 30 đến 40 triệu đồng tùy độ sâu của giếng.
Ông Nguyễn Hữu Oanh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chè Gò Loi, kiến nghị: Việc khoan giếng lấy nước tưới cho cây chè tuy chi phí lớn nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Khi thành lập nông trường chè Gò Loi sau ngày giải phóng đất nước, Nhà nước đã đầu tư xây dựng hồ chứa nước Hóc Cho để có nước tưới cho trên 30 ha chè. Tuy nhiên, từ khi nông trường chè giải thể, hồ Hóc Cho đã hư hại không còn khả năng tưới.
Nhân dân thôn Tân Thịnh nói riêng và nhân dân Ân Tường Tây nói chung mong Nhà nước sớm đầu tư kinh phí sửa chữa hồ Hóc Cho để nông dân yên tâm tiếp tục khôi phục và mở rộng diện tích chè Gò Loi nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và khôi phục lại loại “danh chè” đã vang bóng một thời.
Có thể bạn quan tâm

Quyết định gần đây của Nga về việc cấm NK thủy sản của Mỹ đã khiến một số người Mỹ thắc mắc tại sao Hoa Kỳ không nên thực hiện một lệnh cấm NK thủy sản của Nga để trả đũa. Quyết định này rõ ràng là sẽ diễn ra trong một bối cảnh rộng lớn hơn, và có thể phải trình lên Tổng thống và Quốc hội.

Các Doanh nghiệp tham gia Dự án thức ăn nuôi trồng có trách nhiệm của Hội đồng nuôi trồng thủy sản (ASC) sẽ gặp nhau vào tuần này nhằm tiến hành các cuộc họp nhóm về công tác kỹ thuật đầu tiên.

Cá rô phi philê 10 oz của công ty đã được bán từ trung tuần tháng 5 tại nhiều siêu thị trên toàn nước Mỹ. Tai Foong USA dự kiến sẽ phân phối cho thêm 5.000 cửa hàng trong năm nay.

Không những vậy, nghề muối chỉ làm được vào mùa nắng; các tháng còn lại, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống. Trước thực trạng đó, tận dụng những ruộng muối để hoang vào mùa mưa, nhiều diêm dân ở phường Ninh Hải đã mạnh dạn nuôi tôm trên ruộng muối.

Từ kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), vừa qua xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã đào tạo thành công nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho 50 học viên.