Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Chúa Nuôi Ong

Bà Chúa Nuôi Ong
Ngày đăng: 13/11/2013

Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, đầy nữ tính, ít ai biết được bà Phan Thị Ngọc Điệp (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã bước vào tuổi 44 với gần 30 năm phiêu bạt, rày đây mai đó theo bầy ong đi tìm mật.

Bà Điệp là một trong những phụ nữ hiếm hoi ở Đồng Nai có thâm niên trong nghề nuôi ong. Hiện bà Điệp là chủ trại ong với cả ngàn thùng, sản lượng mật thu hàng năm đạt vài chục tấn.

* Theo ong đi tìm mật

“Gia đình có nghề nuôi ong nên từ 15 tuổi, tôi đã thạo việc coi sóc đàn ong. Nghề này đã giúp tôi bén duyên với chồng, vốn cũng là người sống theo những cánh ong bay. Từ Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), tôi theo chồng về Gia Kiệm, sống bằng nghề nuôi ong cho đến bây giờ” - bà Điệp nhớ lại.

Khởi nghiệp, vợ chồng bà chỉ có hơn 100 thùng ong làm vốn rồi dần dần tích lũy mới đạt quy mô trên ngàn thùng ong như hiện nay. Mỗi năm, đàn ong phải di chuyển khoảng 7 lần, tìm đến mùa hoa ở khắp các vùng trong Nam, ngoài Bắc. Chính vì vậy, có mùa ong cho mật hoa cà phê, mật nhãn, vải thiều, mùa thì có mật từ những cánh rừng cao su, rừng keo bạt ngàn. Đời người thợ nuôi ong cũng phiêu bạt khắp nơi. Bà Điệp kể: “Suốt những năm qua, tuy có nhà ở phố nhưng tôi hầu như đều sống ở rừng vì phải theo ong đi tìm mật. Cuộc sống rày đây mai đó, ngày đêm âm thầm sống giữa rừng, ngay cả ở vùng có điện, tối đến mình cũng không mở đèn vì loài ong sợ ánh sáng”.

Bà Điệp say mê kể về những chuyến đi, về những nơi đến với tình cảm đầy quyến luyến. Nhiều nhà vườn luôn nồng nhiệt chào đón đàn ong về vì nó là loài có ích cho cây trồng, mùa vụ. “Cả ngày chỉ xoay quanh đàn ong, hết mùa thu mật lại đến việc hợp đàn rồi nhân đàn, tách đàn… Nhưng nhờ lòng đam mê nghề nên tôi không thấy cuộc sống khó khăn, tẻ nhạt” - bà Điệp cho biết.

* Lộc của trời

30 năm sống với nghề nuôi ong, bà vẫn có những mùa mật “đắng” vì bị mất mùa. Không ít lần, cả năm bươn chải không có mấy đồng lời vì mật ong rớt giá. Nhưng theo bà Điệp, đây vẫn là nghề mang lại hiệu quả cao. “Gia đình tôi có cơ ngơi như hiện nay, đủ điều kiện nuôi 4 đứa con ăn học nên người đều nhờ con ong. Thời gian trước, tôi có đầu tư mở thêm trại chăn nuôi cả chục ngàn con gà. Mấy năm trời thua lỗ vì dịch bệnh, giá thị trường bấp bênh. May có nghề nuôi ong chống đỡ” - bà Điệp cho biết thêm.

Dù đã lớn tuổi, người phụ nữ này vẫn có thể phóng xe máy hàng trăm cây số từ nhà đến trại ong. Nhìn dáng vẻ trẻ trung, nhanh nhẹn của bà hầu như không thấy dấu vết của gánh nặng tuổi tác, một phần nhờ dòng mật ngọt mà loài ong chăm chỉ chắt chiu từ lộc của trời.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

21/07/2014
Giải Ngân Trên 500 Triệu Đồng Dự Án Cải Tạo Vườn Xoài Theo Hướng GAP Giải Ngân Trên 500 Triệu Đồng Dự Án Cải Tạo Vườn Xoài Theo Hướng GAP

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

04/08/2014
Liệu Giá Phân Bón Có Biến Động? Liệu Giá Phân Bón Có Biến Động?

Theo nhận định, nguồn cung có khả năng thiếu hụt trong ngắn hạn và đẩy giá phân đạm có thể tăng nhẹ. Lý do là đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đều tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ.

21/07/2014
Tân Bình Chuyển Đổi Cây Trồng Tân Bình Chuyển Đổi Cây Trồng

Từ nhu cầu thực tế, chính quyền địa phương và người dân xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp đã có cách làm tích cực trong việc chuyển đổi cây trồng theo hướng nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

04/08/2014
Công Ty BCC Cùng Người Nuôi Tôm Vượt Khó Công Ty BCC Cùng Người Nuôi Tôm Vượt Khó

Ngày 17/6/2014, Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (Công ty BCC) đã đánh giá và kiểm tra hiệu quả của "Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững, không sử dụng kháng sinh, hóa chất" tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhiều hộ nuôi đã áp dụng thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.

21/07/2014