Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Chúa Nuôi Ong

Bà Chúa Nuôi Ong
Publish date: Wednesday. November 13th, 2013

Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, đầy nữ tính, ít ai biết được bà Phan Thị Ngọc Điệp (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã bước vào tuổi 44 với gần 30 năm phiêu bạt, rày đây mai đó theo bầy ong đi tìm mật.

Bà Điệp là một trong những phụ nữ hiếm hoi ở Đồng Nai có thâm niên trong nghề nuôi ong. Hiện bà Điệp là chủ trại ong với cả ngàn thùng, sản lượng mật thu hàng năm đạt vài chục tấn.

* Theo ong đi tìm mật

“Gia đình có nghề nuôi ong nên từ 15 tuổi, tôi đã thạo việc coi sóc đàn ong. Nghề này đã giúp tôi bén duyên với chồng, vốn cũng là người sống theo những cánh ong bay. Từ Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), tôi theo chồng về Gia Kiệm, sống bằng nghề nuôi ong cho đến bây giờ” - bà Điệp nhớ lại.

Khởi nghiệp, vợ chồng bà chỉ có hơn 100 thùng ong làm vốn rồi dần dần tích lũy mới đạt quy mô trên ngàn thùng ong như hiện nay. Mỗi năm, đàn ong phải di chuyển khoảng 7 lần, tìm đến mùa hoa ở khắp các vùng trong Nam, ngoài Bắc. Chính vì vậy, có mùa ong cho mật hoa cà phê, mật nhãn, vải thiều, mùa thì có mật từ những cánh rừng cao su, rừng keo bạt ngàn. Đời người thợ nuôi ong cũng phiêu bạt khắp nơi. Bà Điệp kể: “Suốt những năm qua, tuy có nhà ở phố nhưng tôi hầu như đều sống ở rừng vì phải theo ong đi tìm mật. Cuộc sống rày đây mai đó, ngày đêm âm thầm sống giữa rừng, ngay cả ở vùng có điện, tối đến mình cũng không mở đèn vì loài ong sợ ánh sáng”.

Bà Điệp say mê kể về những chuyến đi, về những nơi đến với tình cảm đầy quyến luyến. Nhiều nhà vườn luôn nồng nhiệt chào đón đàn ong về vì nó là loài có ích cho cây trồng, mùa vụ. “Cả ngày chỉ xoay quanh đàn ong, hết mùa thu mật lại đến việc hợp đàn rồi nhân đàn, tách đàn… Nhưng nhờ lòng đam mê nghề nên tôi không thấy cuộc sống khó khăn, tẻ nhạt” - bà Điệp cho biết.

* Lộc của trời

30 năm sống với nghề nuôi ong, bà vẫn có những mùa mật “đắng” vì bị mất mùa. Không ít lần, cả năm bươn chải không có mấy đồng lời vì mật ong rớt giá. Nhưng theo bà Điệp, đây vẫn là nghề mang lại hiệu quả cao. “Gia đình tôi có cơ ngơi như hiện nay, đủ điều kiện nuôi 4 đứa con ăn học nên người đều nhờ con ong. Thời gian trước, tôi có đầu tư mở thêm trại chăn nuôi cả chục ngàn con gà. Mấy năm trời thua lỗ vì dịch bệnh, giá thị trường bấp bênh. May có nghề nuôi ong chống đỡ” - bà Điệp cho biết thêm.

Dù đã lớn tuổi, người phụ nữ này vẫn có thể phóng xe máy hàng trăm cây số từ nhà đến trại ong. Nhìn dáng vẻ trẻ trung, nhanh nhẹn của bà hầu như không thấy dấu vết của gánh nặng tuổi tác, một phần nhờ dòng mật ngọt mà loài ong chăm chỉ chắt chiu từ lộc của trời.


Related news

Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12 Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12

Rau muống được dùng trong bữa ăn gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, sử dụng chất tăng trưởng cho cây trong các hộ trồng rau ngày càng phổ biến, vì thế người tiêu dùng sử dụng rau rất lo ngại cho sức khỏe bản thân và gia đình

Thursday. November 17th, 2011
Trồng Rừng Cây Nguyên Liệu Thâm Canh Trồng Rừng Cây Nguyên Liệu Thâm Canh

Vừa qua, tại xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với UBND xã Nhữ Hán tổ chức hội nghị hội thảo đầu bờ mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh bằng cây keo tai tượng

Sunday. November 20th, 2011
Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Xanh Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Xanh

Vẹm vỏ xanh (Perna viridis) được coi là đối tượng hai mảnh vỏ quan trọng ở khu vực ven biển nước ta, với hàm lượng dinh dưõng tương đối cao, Vẹm vỏ xanh trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu của các gia đình ngư dân ven biển. Vẹm vỏ xanh dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, rất phù hợp cho nuôi hộ gia đình

Sunday. November 20th, 2011
Cá Chết Hàng Loạt Sau Lũ! Cá Chết Hàng Loạt Sau Lũ!

Cơn lũ đi qua, hàng trăm hộ dân ở đầm Cầu Hai (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi hàng chục tấn cá lồng nuôi đồng loạt đổ bệnh chết…

Monday. November 21st, 2011
Sơ Chế Và Bảo Quản Hải Sản Sơ Chế Và Bảo Quản Hải Sản

Sơ chế và bảo quản hải sản rất quan trọng, để làm tăng giá trị hải sản, tăng hiệu quả đánh bắt, nâng cao thu nhập cho lao động. Bởi ở đây đang có sự lãng phí rất lớn. Ông Lê Văn Quốc, một chủ tàu đánh cá ở phường Nhơn Hải, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, cho biết: “Nhiều chuyến đi biển trúng cá nhưng về đến nơi, chủ yếu bán làm mắm

Thursday. November 24th, 2011