Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại
Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch.

Cỏ dại có rất nhiều loài với nhiều đặc tính rất khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những đặc điểm giống nhau. Dựa vào những đặc tính này, chúng ta có thể phân loại cỏ dại theo nhiều cách (theo chu kỳ sinh trưởng, theo hình thái, theo đặc điểm thực vật)

Cỏ dại làm giảm năng suất lúa và phẩm chất hạt gạo. Ðối tượng phòng trừ thường gặp là cỏ gạo (lồng vực), lác mỡ (cỏ cháo), cỏ đuôi phụng, cỏ xà bông, cỏ chác, cỏ năng, lác rận

Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.

Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ

Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP).

Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo qui định của Bộ NN & PTNT) (xem tiếp)