Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Cỏ Dại

(Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long)
- Cỏ dại làm giảm năng suất lúa và phẩm chất hạt gạo. Ðối tượng phòng trừ thường gặp là cỏ gạo (lồng vực), lác mỡ (cỏ cháo), cỏ đuôi phụng, cỏ xà bông, cỏ chác, cỏ năng, lác rận
- Ngăn ngừa cỏ phát triển bằng cách sử dụng giống lúa không lẫn cỏ, làm đất kỹ, san bằng mặt ruộng, giữ nước không để khô hạn.- Nhổ cỏ bằng tay vào 2 thời kỳ 15 và 30 ngày sau khi sạ cấy.
- Sử dụng thuốc hóa học là biện pháp có hiệu quả để diệt cỏ dại. Có thể sử dụng các loại thuốc như Anco 720DD (2,4D) để diệt cỏ lá rộng nhóm chác, lác; Butanil 55EC để diệt cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác, cỏ xà bông; Meco 60ND diệt cỏ tiền nảy mầm, đặc biệt là cỏ chác, lồng vực, lác mỡ (cỏ cháo); Saviour 10W diệt cỏ lồng vực, lác, chác, cỏ lá rộng và đặc biệt là rong nhớt; Sofit 300ND diệt cỏ tiền nảy mầm đặc biệt là cỏ lồng vực và đuôi phụng.
- Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
Có thể bạn quan tâm

Giống lúa thuần DQ11 là giống cây trồng nông nghiệp mới và cho phép sản xuất đại trà ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ.

Bên cạnh hai giống lúa DQ11, DQ12 được khách mời trong hội thảo chú ý, giống lúa CXT30 đã để lại ấn tượng.

Trung tâm Nghiên cứu Syngenta Nam Định vừa tổ chức buổi lễ ra mắt giống lúa lai 3 dòng SYN98 do Cty Syngenta nghiên cứu, lai tạo tại Việt Nam.

ND502 là giống cảm ôn, thuộc nhóm ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ xuân là 133 ngày, vụ mùa từ 103-105 ngày, tương đương với giống Hương thơm số 1

So với các loại gạo khác thì hàm lượng protein trong gạo ĐH6 cao hơn 6,8% chất béo cao 20%, ngoài ra còn có caroten, 8 loại axit amin...