Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Yêu đất, đất trả vàng

Yêu đất, đất trả vàng
Ngày đăng: 06/10/2015

Năm 1996, khu dân cư vùng kinh tế mới của ông Trần Xuân Hoàng bị giải tỏa trắng để xây dựng hồ chứa nước Cam Ranh.

Vợ chồng ông lúc đó chưa có nhà nên không được tái định cư, đành đánh liều dựng cái chòi trên rẻo đất thừa thuộc quản lý của xã…

Cơ hội từ phong trào ly nông

“Về nơi ở mới, cũng là khi Khu công nghiệp suối Dầu hình thành. Hầu hết các hộ dân khu tái định cư này đều muốn ly nông, dồn tiền xây nhà, mua xe cho con cái đi làm công nhân trong khu công nghiệp.

Và đó là cơ hội để tôi có thêm đất mở rộng sản xuất…” – ông  Hoàng bắt đầu câu chuyện. Vét sạch số tiền gom góp được từ thời phát nương, làm rẫy, ông Hoàng thuê đất để trồng mía, làm lò ép mía.

Đang trong thời ly nông, đất trong làng bỏ không nhiều nên cho thuê với giá rất rẻ. “Một sào (1.000m2) lúc đó thuê 150.000 đồng/năm, tôi trúng liền 2 vụ nhờ mấy năm liền mía được giá. Và tất cả tiền lãi tôi dồn vào mua đất…” – ông Hoàng kể. 

Ông Trần Xuân Hoàng và chiếc máy cày đa năng đã gắn bó với ông từ thời lập trang trại.

Năm 2000, Nhà máy Đường Cam Ranh ra đời, ông Hoàng nhận thấy đây là cơ hội vàng vì “nhà máy đầu tư từ đầu tới cuối. Và tiền dư tôi lại mua đất, thấy ai bán tôi cũng ráng mua cho bằng được”.

Và, từ một nông dân không mảnh đất cắm dùi, nay ông Trần Xuân Hoàng trở thành ông chủ đất nổi tiếng trong vùng với 15ha trồng mía, mì và điều. Mỗi năm, vợ chồng ông thu lãi từ 700 – 800 triệu đồng.

“Tôi không để đất nghỉ nhưng tôi bết cách để đất không mệt…” – ông Hoàng hóm hỉnh nói. Kinh nghiệm cho thấy, nếu trồng liên tục nhiều năm liền một loại cây trồng trên một vùng đất sẽ không hiệu quả.

Đất bạc màu và sinh ra nhiều sâu bệnh. Nên ông luân canh mía – mì cho đất không “mệt” và cây phát triển tốt hơn.

Trả ơn… đất

"Dư tiền thì tôi lại chỉ muốn mua thêm đất. Trang trại này, nếu con cái không làm nữa, tôi sẽ vẫn giữ để ai muốn làm nông, thích sống bằng nghề nông thì có cách giúp họ”. Ông Trần Xuân Hoàng

Trưa nắng chang chang, gia đình ông Hoàng đang chộn rộn chuẩn bị một bữa tiệc mừng kết thúc vụ sản xuất mía. Toàn bộ công nhân và hàng xóm láng giềng từng gắn bó thân thiết được mời đến dự tiệc “như một cách cảm ơn họ, cảm ơn mảnh đất này đã giúp mình làm ăn thuận lợi, khấm khá như bây giờ”  - ông Hoàng nói.

Ông Hoàng còn có nhiều cách khác để trả ơn cho vùng đất này. “Tôi có 4 sào lúa nước, cứ mỗi năm dành ra 1 vụ để giúp đỡ người nghèo với 200-300kg xay gạo đem cho bà con nghèo trong làng ngoài xóm”.

Bình quân mỗi năm, ông huy động 1.000 công lao động (bình quân 4 công/ngày), tạo việc làm cho bà con. Vào vụ, mỗi ngày, ông thu hút 30 - 40 lao động thời vụ, lúc nào mức thù lao cũng được trả cao hơn mức chung ở địa phương.

Ông dành cho 8 hộ khó khăn mượn vốn tổng cộng hơn 80 triệu đồng không tính lãi và sẵn sàng cho mượn giống mía, phân bón, mượn cả phương tiện sản xuất để giúp họ thoát nghèo.

Dịp lễ, tết hàng năm, gia đình ông tặng quà trị giá 30 - 40 triệu đồng cho các hộ nghèo. 


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Ở Chân Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Ở Chân Sơn

Những năm gần đây, xã Chân Sơn (Yên Sơn) đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá mạnh mẽ, bước đầu tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

27/07/2013
Khai Thác, Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản Khai Thác, Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản

Với lợi thế trên 11.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 2 hồ chứa lớn là hồ thủy điện Tuyên Quang và hồ thủy điện Chiêm Hóa, việc khai thác, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm..

27/07/2013
Nà Hang Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa Nà Hang Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa

Thời điểm này, trên khắp những cánh đồng ở huyện Nà Hang, bà con nông dân đang hồ hởi bước vào một mùa vụ mới với nhiều niềm vui, phấn khởi từ những thắng lợi của vụ xuân, hứa hẹn những mùa vàng nặng hạt..

27/07/2013
Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn

Là loại cây công nghiệp rất kén đất, nhưng đã hợp đất rồi thì phát triển rất nhanh, cho sản phẩm nhiều, giá trị kinh tế cao... cây sơn ta đã được khẳng định ở xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) khi ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhờ trồng cây này....

27/07/2013
Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

27/07/2013