Tăng Cường Quản Lý, Sản Xuất Tôm Nước Lợ Các Tháng Cuối Năm 2014
Ngày 06/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 2367/TCTS-NTTS chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nước lợ các tháng cuối năm 2014.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua đã có những bước tăng nhảy vọt và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành.
Kết quả đánh gia, thảo luận tại hội nghị Giao ban sơ kết nuôi tôm nước lợ, phòng chống dịch bệnh thủy sản và kế hoạch triển khai nuôi các tháng cuối năm 2014; kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị Giao ban sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ đầu tháng 8 cho thấy: Mặc dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường nuôi, dịch bệnh ... nhưng diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ các tháng đầu năm đều tăng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn so với cùng kỳ năm 2013.
Theo dự báo thị trường tiêu thụ vẫn rất thuận lợi cho người nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam. Để tận dụng lợi thế thị trường, nâng cao sản lượng, giá trị sản xuất, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh, vật tư đầu vào và phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung triển khai những nhiệm vụ sau:
Phải giám sát chặt chẽ vùng nuôi, tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng bệnh tôm nuôi trên địa bàn. Chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ hợp tác, các hiệp hội, chi hội, người nuôi tôm theo dõi diễn biến dịch bệnh, tổ chức khoanh vùng dịch, cấm xã nước ao nuôi và ao bị nhiễm chưa xử lý ra ngoài môi trường, tuân thủ nghiêm các quy định và hướng dẫn kỹ thuật.
Đồng thời, kiểm tra việc sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường. Hạn chế việc sử dụng kháng sinh chất là Oxytetracyclin, phải dừng sử dụng trước khi thu hoạch 04 tuần. Thông báo công khai cơ sơ kinh doanh các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm không đảm bảo yêu cầu để người dân được biết.
Bên cạnh đó, phổ biến, hướng dẫn người nuôi lựa chọn giống có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng, kỹ thuật ương thành tôm trước khi thả nuôi thương phẩm. Khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi tôm trong nhà để kiểm soát các yếu tố môi trường và tăng năng suất. Quy định rõ về lịch mùa vụ thả giống để tránh những bất lợi của thời tiết lạnh các tháng cuối năm.
Ngoài ra, tổng kết kết quả và kinh nghiệm nuôi tôm trái vụ năm 2013, nuôi tôm chân trắng trong vùng quy hoạch và nuôi tôm sú về các nội dung, diện tích có khả năng thả nuôi, sản lượng đạt được, ảnh hưởng của việc nuôi tôm trái vụ đến nuôi tôm chính vụ, từ đó hướng dẫn những biện pháp cần thực hiện khi nuôi tôm trái vụ và có kế hoạch triển khai nuôi tôm trái vụ năm 2014 cho phù hợp.
Tổng cục Thủy sản còn đề nghị các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nuôi tôm sú thâm canh kém hiệu quả, những vùng có đủ điều kiện hạ tầng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và kiểm soát tốt các khâu sản xuất; Hướng dẫn người nuôi tôm trái vụ ở những vùng/ cơ sở đáp ứng điều kiện hạ tầng kỹ thuật và giám sát người nuôi thực hiện tốt việc cải tạo ao, đầm nuôi đảm bảo thời gian ngắt vụ và giảm mật độ nuôi.
Tổng cục Thủy sản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển rà soát và điều chỉnh lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Trong số 7 DN tham gia hội chợ tại VN lần này, ngoài một số Cty như Kubota, Maruyama… đã có sản phẩm phân phối tại VN, đa số những DN mới chỉ lần đầu tiên sang VN nên mục tiêu trước mắt sẽ tập trung thăm dò thị trường. Bước đầu, các DN Nhật sẽ chú trọng vào các loại máy canh tác lúa, rau màu và cây ăn quả…
Các hộ gia đình, các công ty TNHH thu mua sẽ được đảm bảo tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nếu có) một cách thuận tiện và an toàn nhất. Song song đó, giá thành của hạt gạo xuất khẩu sẽ được giảm do tiết kiệm được các chi phí trung gian, góp phần điều tiết giá thị trường lúa gạo theo chủ trương của Chính phủ.
Nguyên nhân chính là gạo Việt Nam không có thương hiệu mà chất lượng lại thấp. Mặc khác, các DN kinh doanh XK gạo của Vinafood 2 chưa chủ động được chân hàng, nguồn hàng, nên luôn ở thế bị động, gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng XK. Từ đó, dẫn đến việc cả DN và nông dân chịu nhiều rủi ro vì sự biến động của thị trường thế giới.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).