Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6%
Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối tượng nuôi ngoài các loài cá truyền thống, các huyện cũng xây dựng nhiều mô hình nuôi với các con nuôi có giá trị kinh tế cao, như: ếch, cá lăng, cá dốc, cá chiên, cá hồi... Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở miền núi giai đoạn 2011 – 2014 tăng 6,6%. Năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của 11 huyện miền núi là 3.375 ha, tăng 35% so với năm 2010, sản lượng ước đạt 5.800 tấn, tăng 1.311 tấn so với năm 2010, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho các hộ dân.
Có thể bạn quan tâm
Cuối tuần qua, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Hội Nông dân (ND) tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN;
Thực tế ở nước ta là doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp ít, làm thiếu đi một mắt xích quan trọng kết nối nông dân sản xuất nhỏ với thị trường.
Suốt quãng đường 38 năm hoạt động, Công ty TNHH MTV Cấp nước và xây dựng Quảng Trị (Công ty Cấp nước Quảng Trị) đã có nhiều đóng góp trong việc cung cấp nước sạch cho người dân, nhất là người dân ở nông thôn.
10 năm trước, đang sinh sống tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định), hàng chục hộ dân người Ba Na bỗng dưng di cư về huyện đồng bằng Phù Cát (quê cũ) dựng nhà, lập nghiệp. Cũng nhờ chính quyền xã quan tâm mà đồng bào đã an cư lạc nghiệp...
Hình ảnh những người nông dân hay cũng có thể nói là những người đi làm nông nghiệp “cưỡi” trên những chiếc xe ô tô đắt tiền mang nhãn hiệu Ford, Camry, Altiis… ở nước ta giờ đã không còn quá xa lạ nữa. Đó chính là hình ảnh về những người nông dân hiện đại, năng động và giàu tham vọng.