Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản

Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 14/10/2014

Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến. Để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, điều quan trọng là cần trộn thuốc vào thức ăn đúng cách. Cần tiến hành theo các bước:  

Tính lượng thuốc

Để xác định lượng thuốc cần dùng để trộn vào thức ăn cho tôm (cá), trước tiên phải xác định trọng lượng thực tế của đàn tôm (cá) hiện có trong ao, bằng công thức:

Tổng trọng lượng tôm (cá) = Số cá thả x Tỷ lệ sống x Trọng lượng bình quân mỗi cá thể. Tiếp theo, căn cứ liều sử dụng theo hướng dẫn trên trên nhãn thuốc. Lưu ý, trên nhãn thuốc có hướng dẫn liều sử dụng theo đơn vị thức ăn nhưng đây chỉ là thông tin để tham khảo, phải tính lượng thuốc cần sử dụng theo trọng lượng tôm (cá).

Chẳng hạn trên nhãn ghi: Sử dụng 0,2 kg thuốc cho 1 tấn tôm (cá) hoặc trộn vào 20 - 30 kg thức ăn, thì đó là liều tương đương của thức ăn và trọng lượng khi tôm (cá) còn ăn mạnh (khi tôm, cá bệnh lượng thức ăn sử dụng giảm). Nhưng khi tôm (cá) đã bệnh, người nuôi nên chọn liều là 0,2 kg thuốc/1 tấn tôm (cá).

Tính lượng thức ăn cần trộn thuốc

Nên trộn thuốc với 20 - 30% lượng thức ăn hàng ngày khi tôm, cá chưa bệnh để đảm bảo lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc.

Nếu trộn thuốc với lượng thức ăn như khi tôm, cá còn ăn mạnh thì sẽ ăn không hết thức ăn (do cá bệnh ăn yếu), vừa gây lãng phí thuốc, vừa làm cho nồng độ thuốc trong cơ thể không đủ diệt khuẩn. Còn nếu trộn thuốc với quá ít thức ăn sẽ làm một số cá ăn yếu không tranh được thức ăn cũng sẽ không được điều trị.

Pha nước vào thuốc

Theo tỷ lệ 7 lít nước/40 kg thức ăn. Sử dụng nước sạch để pha thuốc. Không nên sử dụng nước ao để trộn thức ăn vì nếu ao cá nhỏ, nước sẽ có rất nhiều tảo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá; còn nếu cá lớn, nước ao sẽ có nhiều chất hữu cơ làm kết tủa một lượng thuốc, làm giảm nồng độ thuốc, dẫn đến hiệu quả không cao.

Dùng thùng có vòi sen múc nước thuốc tưới đều vào thức ăn, vừa tưới vừa trộn. Một số loại thuốc chậm tan, cần quậy đảo liên tục trong thùng tưới, tránh thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng. Sau đó, để thức ăn nơi thoáng mát khoảng 30 phút, đợi thuốc ngấm sâu vào viên thức ăn, dùng dầu ăn bao áo viên thức ăn rồi rải đều khắp ao cho cá ăn.

Đối với thức ăn tự chế

Sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hợp tự chế. Chia nhỏ lượng cám và lượng thuốc cần trộn để trộn nhiều đợt (giúp thuốc phân tán đều vào cám). Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì dùng hỗn hợp cám + thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỷ lệ của thức ăn tự chế.

Lưu ý: Nếu sử dụng cùng lúc 2 hoặc 3 loại thuốc thì nên trộn riêng từng loại, không nên hòa nhiều loại thuốc vào nước để trộn vào thức ăn để tránh thuốc tương tác nhau làm giảm hiệu lực.


Có thể bạn quan tâm

Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa

Giống cây ăn quả này được đưa về trồng thử nghiệm tại tỉnh ta từ năm 2010 với 9 hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 hộ gia đình trồng thanh long RĐLĐ1 với tổng diện tích 72,4 ha, 79.632 trụ, trong đó có 42 hộ trồng quy mô hơn 500 trụ trở lên. Các địa phương trồng thanh long RĐLĐ1 quy mô tập trung như: Thạch Thành, Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn.

30/07/2014
Khổ Như Người Trồng Tiêu Thời Giá “Khủng” Khổ Như Người Trồng Tiêu Thời Giá “Khủng”

Gần 2 tháng nay, anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh - Bình Phước) mỗi ngày phải đi về 40km ngủ ở chòi để canh giữ tiêu. 17 giờ chiều anh Lập vào vườn ở tổ 1, ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh, đến 7 giờ sáng hôm sau về đi làm công nhân.

31/07/2014
Chuối Bị Bệnh, Người Trồng Thất Thu Chuối Bị Bệnh, Người Trồng Thất Thu

Thời gian qua, ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) nhiều cây chuối bỗng dưng bị rũ lá và chết khô. Ban đầu chuối chết từng bụi, sau đó lan rộng ra cả vườn mà không biết nguyên nhân vì sao.

31/07/2014
Giá Lúa Hè Thu Tăng Nhẹ Giá Lúa Hè Thu Tăng Nhẹ

Cụ thể, giá lúa hạt dài 6976, HTX bán tại ruộng với giá 5.200 đồng/kg, jasmine giá 5.750 đồng/kg. Ông Đinh Minh Tâm, phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân Cỏ May (xã Tân Bình, huyện Châu Thành), cũng cho biết giá lúa hạt dài 4218 hiện doanh nghiệp của ông đang mua với giá 5.200 đồng/kg.

31/07/2014
Chuỗi Giá Trị Bò Thịt Chuỗi Giá Trị Bò Thịt

Tham dự, có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và PGS-TS Nguyễn Xuân Bản, Trường ĐH Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.

31/07/2014