Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Yên Bái Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba Sinh Sản

Yên Bái Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba Sinh Sản
Ngày đăng: 21/07/2014

Nếu như Lục Yên (Yên Bái) có cá bỗng, thành phố Yên Bái và Văn Yên có cá chiên, Mù Cang Chải có cá hồi, Yên Bình có cá tầm… thì ba ba đã thành thương hiệu riêng có của Văn Chấn.

Chăn nuôi ba ba ở đây đang trở thành một nghề cho thu nhập tiền tỷ. Nhiều gia đình ở xã Cát Thịnh, Tân Thịnh, thị trấn nông trường Trần Phú, xã Nghĩa Tâm có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thập niên 90 của thế kỷ trước, một số hộ dân bắt được ba ba con ở suối Phà, suối Lao mang về để nuôi thử. Hợp nước, hợp tay, hợp khí hậu nên ba ba lớn rất nhanh, đặc biệt là đến mùa sinh sản, một số con đã lên bãi đẻ trứng. Từ đó, những mô hình nuôi ba ba sinh sản đầu tiên đã ra đời ở thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh.

Những hộ nuôi thấy nuôi loại con này ít bệnh tật, dễ nuôi mà thu nhập lại cao, giá con giống tăng dần qua các năm. Thấy được hiệu quả kinh tế từ việc nuôi ba ba nên huyện Văn Chấn đã áp dụng chính sách khuyến khích nghề nuôi ba ba phát triển. Những lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật được tổ chức thường xuyên; những chương trình hỗ trợ vốn từ ngân hàng được triển khai…

Theo các hộ chăn nuôi thì nuôi ba ba không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi nghiêm ngặt, đặc biệt là phải có nguồn nước sạch và một vấn đề khá quan trọng là vốn đầu tư lớn hơn các loại vật nuôi khác nhưng bù lại cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, toàn huyện có trên 16ha nuôi ba ba, sản lượng đạt trên 64 tấn/năm.

Là một trong những xã đầu tiên nuôi ba ba, đến nay, xã Cát Thịnh có trên 300 hộ nuôi tập trung ở các thôn Ba Khe, Văn Hưng.

Để nghề nuôi ba ba phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, các hộ đã biết liên kết và thành lập chi hội nuôi ba ba để giúp nhau về kỹ thuật chăn nuôi, con giống, duy trì mối quan hệ giữa các hộ gia đình nuôi ba ba trong và ngoài xã để xây dựng thị trường chung. Vì vậy, trên địa bàn không xảy ra tình trạng bị tư thương ép giá.

Ông Trần Nam Huân - Chi hội trưởng Chi hội nuôi ba ba thôn Văn Hưng cho biết: “Là người miền xuôi lên lập nghiệp, tôi cũng đã nuôi thử nhiều loại con nhưng thấy con ba ba này cho hiệu quả kinh tế cao nhất”. Gia đình ông Huân giờ đang nuôi 45 con ba ba sinh sản và 20 con ba ba đực, bình quân gần 10kg/con.

Mỗi năm, ông bán được khoảng 700 con giống với giá hiện nay 200.000 đồng/con, cho thu nhập 140 triệu đồng. Trừ 10 triệu đồng tiền thức ăn thì mỗi năm, từ nuôi ba ba mang về cho gia đình ông 130 triệu đồng.

Cũng như gia đình ông Huân, nhiều hộ giàu lên nhờ nuôi ba ba như gia đình ông Nguyễn Văn Nghị, Trần Văn Cánh, Đoàn Vũ Tuấn, Nguyễn Ngọc Bắc ở thôn Văn Hưng; Bùi Văn Đương - Ngã ba Ba Khe; Hoàng Văn Cửu - thôn Ba Khe 3…

Thị trấn Nông trường Trần Phú cũng được nhiều người biết đến bởi nghề nuôi ba ba thu tiền tỷ. Lúc đầu, ở đây chỉ có vài hộ nuôi, sau đó thấy hiệu quả kinh tế cao nên người dân nuôi ba ba để xóa đói giảm nghèo.

Ở thị trấn xuất hiện nhiều hộ nuôi ba ba quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao với mức thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm như gia đình ông: Nguyễn Hoành Cương, Nguyễn Mạnh Hùng ở tổ dân phố 10A; Nguyễn Văn Cường, tổ dân phố Trung Tâm; Phạm Văn Vê, tổ dân phố 10B…

Gia đình ông Nguyễn Văn Cường ở tổ dân phố Trung Tâm là hộ nuôi ba ba với quy mô tập trung lớn nhất, nhì thị trấn. Hiện nay, ông nuôi trên 100 con ba ba thương phẩm và 50 con ba ba sinh sản, mỗi năm sau khi đã trừ chi phí cũng mang lại trên 200 triệu đồng.

Để phục vụ việc ấp nở trứng ba ba, ông Cường xây dựng nhà ấp trứng hiện đại với hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm tự động điều chỉnh đã góp phần tăng tỷ lệ nở ba ba con cao hơn. Tập trung phát triển chăn nuôi thủy đặc sản, hiện nay, Văn Chấn khuyến khích thành lập tổ hợp tác xã, hợp tác xã, nhóm hộ nuôi ba ba gai giống. Hàng năm, huyện dự kiến sản xuất và bán từ 20.000 - 25.000 con ba ba gai giống ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Lại bắt đầu một mùa vụ ba ba mới, người dân ở đây đang tất bật bên những nhà ấp để đón ba ba con. Giá đầu vụ tuy chỉ ở mức trên 200.000 đồng/con nhưng người nuôi vẫn có lãi. Tuy nhiên, hiện nay, các hộ mới chỉ sản xuất ba ba giống chứ chưa có nhiều hộ nuôi ba ba thương phẩm. Thực tế nhím và nhiều loại con đặc sản khác đã từng được nuôi nhưng không có đầu ra khi thị trường trở nên bão hòa. Vì vậy rất cần có một hướng đi bền vững cho ba ba.


Có thể bạn quan tâm

Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô

UBND huyện Đông Hòa vừa kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo UBND TX Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận người dân địa phương có nhu cầu di dời lồng bè từ Vũng Rô về vùng nuôi Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An) và vùng nuôi vịnh Xuân Đài (Cù Mông, TX Sông Cầu).

04/07/2013
Cá Chép, Cá Trắm Nuôi Bằng Đậu Tằm Trở Thành Cá Giòn? Cá Chép, Cá Trắm Nuôi Bằng Đậu Tằm Trở Thành Cá Giòn?

Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”.

04/07/2013
Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

14/08/2013
100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp 100% Diện Tích Lúa Thu Hoạch Bằng Máy Gặt Đập Liên Hợp

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.

14/08/2013
Nuôi Hải Sâm - Nghề Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Hải Sâm - Nghề Cho Hiệu Quả Cao

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

04/07/2013