Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chè Lâm Đồng đã hoàn toàn sạch hoạt chất fipronil

Chè Lâm Đồng đã hoàn toàn sạch hoạt chất fipronil
Ngày đăng: 13/11/2015

Theo đó, đơn vị này cùng với các tổ chức kinh doanh trong tỉnh đã lấy 69 mẫu chè để kiểm định hoạt chất fipronil.

Tất cả 69 mẫu đều đạt tiêu chuẩn dưới 0,002ppm.

Trên cơ sở đó, có thể khẳng định tất cả sản phẩm chè được sản xuất tại Lâm Đồng từ tháng 10/2015 đến nay đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang cả châu Âu và Đài Loan (Trung Quốc).

Theo bà Tuyết, trước đây cả 2 thị trường trên đều đặt tiêu chuẩn chung cho hoạt chất fipronil trên chè thành phẩm là 0,005ppm.

Tuy nhiên, gần đây, các đối tác kinh doanh chè tại Đài Loan đã đột ngột đưa ra tiêu chuẩn mới là 0,002ppm.

Việc đưa ra tiêu chuẩn mới không có lộ trình, không thông báo trước trong khi người trồng chè Lâm Đồng vẫn canh tác theo phương pháp cũ đã đẩy ngành chè tỉnh này lâm vào khó khăn.

Để giúp nông dân đảm bảo sản phẩm về hoạt chất fipronil theo tiêu chuẩn mới, từ tháng 7/2015 đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hơn 30 lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, sử dụng phân, thuốc trên cây chè; in 6.000 tờ rơi cung cấp cho nông dân áp dụng.

Đặc biệt, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cũng đã khuyến nghị và có giải pháp buộc các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không bán các loại thuốc có hoạt chất fipronil trong vùng chè của Lâm Đồng.

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng không còn đơn vị kinh doanh, cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật nào kinh doanh 14 mặt hàng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất fipronil như trước đây.

14 sản phẩm có hoạt chất fipronil trên bao gồm: Rambo 800WG, Suphu0.3GR, Finico 800WG, Fipent 800WG, Javigent 800WG, Regan 800WG, Reagt 800WG, Rigell 800WG, Regrant 800WG, Regent 0.3GR, Tungent 800WG, Virigent 800WG, Sagofifri 850 WG và Supergen 800WG.

Tất cả các loại thuốc trên cũng đã được cấm sử dụng trên chè, nhưng nằm trong danh mục được sử dụng đối với cây cà phê.

Trong khi đó, tại Lâm Đồng, phần lớn diện tích chè trồng trong dân là nhỏ lẻ, xen canh với cây cà phê.

Người trồng cà phê có sử dụng các hoạt chất fipronil để diệt kiến, mối.

Điều này vô tình làm cho hoạt chất fipronil lây lan sang chè.

Hiện tại, người trồng cà phê tại Lâm Đồng cũng đã được khuyến cáo sử dụng hợp lý các loại thuốc thay thế khác không có hoạt chất fipronil và đảm bảo thời gian cách ly.

Bà Nguyễn Thị Tuyết cũng cho biết, trong tháng 9/2015, đơn vị đã đưa đi kiểm tra dư lượng fipronil trên 62 mẫu chè thì có 13 mẫu còn tồn dư vượt ngưỡng 0,002ppm nhưng đều dưới mức quy định 0,005ppm so với mức tiêu chuẩn trước đây của các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ chè tại Đài Loan.

Như thông tin đã đưa, Đài Loan là thị trường chiếm đến 95% sản lượng chè Oolong và một phần lớn chè cành, chè đen xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng.

Việc thị trường này đột ngột nâng tiêu chuẩn tồn dư hoạt chất fipronil trong chè từ 0,005ppm lên 0,002ppm đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ cho ngành chè Lâm Đồng.

Hiện tại, Lâm Đồng còn tồn kho gần 5.000 tấn chè thành phẩm; trong đó gần 700 tấn chè Oolong.

Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm này đều được sản xuất trước tháng 10.

Riêng chè sản xuất nội trong tháng 10/2015 đến nay đều đạt tiêu chuẩn 0,002ppm fipronil; tiêu chuẩn được xem là gần như sạch tuyệt đối.


Có thể bạn quan tâm

Hội thảo đánh giá giống lúa triển vọng vụ hè thu năm 2015 Hội thảo đánh giá giống lúa triển vọng vụ hè thu năm 2015

Ngày 14/7, tại Trại ứng dụng, thực nghiệm cây trồng An Phong (ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tổ chức buổi hội thảo đánh giá 23 giống lúa đang được trồng phổ biến và giống lúa có triển vọng vụ hè thu năm 2015.

16/07/2015
100% mẫu chè Oloong xuất đi Đài Loan đảm bảo chất lượng 100% mẫu chè Oloong xuất đi Đài Loan đảm bảo chất lượng

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

16/07/2015
Phòng, chống sâu bệnh hại chè Phòng, chống sâu bệnh hại chè

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

16/07/2015
Thu nhập khá từ trồng màu trên vùng đất mặn Thu nhập khá từ trồng màu trên vùng đất mặn

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

16/07/2015
Tái canh cây cà phê triển khai đồng bộ ở nhiều khâu Tái canh cây cà phê triển khai đồng bộ ở nhiều khâu

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

16/07/2015