Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt ở Triệu Phong
Trong đó, mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng đã góp phần giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Sống ở vùng quê nông nghiệp thấp trũng, thường xuyên bị lũ lụt tàn phá, nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông Lê Công Minh, ở thôn Trung Kiên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong gặp nhiều khó khăn.
Ngoài việc sản xuất một ít diện tích lúa theo từng mùa vụ, quanh năm gia đình ông Minh tảo tần với gần 5 sào đất trồng các loại cây rau màu như khoai lang, sắn và ngô đậu các loại... nhưng hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp.
Năm 2011, thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của huyện, gia đình ông Minh đã chuyển toàn bộ 5 sào đất sang trồng cỏ để nuôi bò nhốt chuồng.
Từ mô hình trồng cỏ, hàng năm gia đình ông nuôi từ 12 - 15 con bò lai, đem lại thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng.
Ông Minh chia sẻ: “Việc trồng cỏ để nuôi bò đem lại lợi ích nhiều mặt.
Thứ nhất là đỡ mất công đi cắt cỏ, thứ hai là bảo đảm được nguồn cỏ sạch và chất lượng.
Hơn nữa cỏ khi trồng tốt rồi thì thu hoạch cả năm, cứ cắt cuốn chiếu khoảng 15 ngày sau là có cỏ để cắt lại và hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại rất cao.
Gia đình tôi trồng gần 5 sào cỏ voi nhưng cũng bảo đảm nguồn thức ăn sạch cả năm cho gần 15 con bò nhốt chuồng...”.
Ngoài gia đình ông Minh, hiện trên địa bàn xã Triệu Thượng có 175 hộ tham gia mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng với hơn 20 ha.
Tổng số bò được người dân nuôi theo mô hình nhốt chuồng hơn 500 con.
Nhờ trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng nên nhiều hộ nông dân đã thoát được nghèo khó, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hiện nay phong trào trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở huyện Triệu Phong phát triển khá mạnh.
Toàn huyện đã trồng được hơn 30 ha cỏ VA-06, có trên 350 hộ tham gia nuôi bò nhốt với hơn 2.000 con, tập trung ở các xã Triệu Thượng, Triệu Vân, Triệu Ái, Triệu Độ, Triệu Trạch và Triệu Phước...
Theo ước tính trung bình mỗi héc ta trồng cỏ kết hợp với nuôi bò nhốt chuồng sẽ đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Ông Trương Thế Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong cho biết: “Hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở Triệu Phong đang phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian tới chúng tôi tiếp tục nhân rộng và vận động người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò...
Hội Nông dân huyện sẽ tham mưu UBND huyện xây dựng đề án chuyên về mô hình bò nhốt và có chính sách hỗ trợ nhằm giúp người nuôi có điều kiện phát triển, qua đó từng bước lai hóa, nâng cao chất lượng đàn bò trên toàn huyện...”.
Có thể bạn quan tâm
Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.
Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.
Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.
Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.