Nông nghiệp hút BIDV
Trong ngắn hạn, ngân hàng này sẽ dành khoản tín dụng khoảng 25.000 tỉ đồng để tài trợ các đối tượng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp chăn nuôi bò thịt và sữa tại Việt Nam.
Cụ thể, BIDV đã xây dựng và ban hành gói tín dụng tài trợ các dự án bò thịt, bò sữa và áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi đối với các DN đầu tư triển khai các dự án bò thịt, bò sữa ứng dụng công nghệ cao; góp phần hỗ trợ tài chính cho các DN đầu tư triển khai trong lĩnh vực này với quy mô lên tới 15.000 tỉ đồng.
Lãnh đạo BIDV cũng khẳng định sẽ hợp tác với ngành chăn nuôi trong việc nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng hơn để đánh giá triển vọng, cơ hội, thách thức khi áp dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với ngành nông nghiệp trong tương lai.
Đồng thời sẽ tăng cường tư vấn, định hướng cho các DN xem xét đầu tư cho chăn nuôi đối với các địa bàn có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò như Hà Nam, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai.
Cùng với đó sẽ rà soát, lên danh sách khách hàng nhập khẩu có uy tín, tiềm năng để giới thiệu với các nhà xuất khẩu bò và thịt bò lớn và uy tín tại Australia để nhập bò chăn nuôi và thịt bò.
Tổng Giám đốc ANZ Việt Nam, ông Dennis Hussey cho biết, Việt Nam đang tiến bước trên con đường phát triển ngành công nghiệp bò và sữa mang tính hội nhập ở tầm cỡ thế giới.
Điều này hứa hẹn tạo thêm nhiều việc làm tại khu vực nông thôn, cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, và hơn nữa là khả năng đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu thịt và sữa trong khu vực.
Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới thông qua các FTA với nhiều nền kinh tế lớn, đặc biệt là Hiệp định TPP với 12 đối tác trong đó có nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ.
Trong quá trình hội nhập, ngành chăn nuôi như nuôi bò thịt, bò sữa sẽ đón nhận những cơ hội để phát triển, như tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu để vươn ra thị trường thế giới, tiếp nhận công nghệ hiện đại và giảm chi phí đầu tư, từ đó tạo động lực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu của ngành.
Tuy nhiên, hội nhập cũng đem lại những thách thức rất lớn như: Sự chênh lệch về trình độ phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam so với các nước nông nghiệp phát triển tham gia các FTA với Việt Nam.
Sự cạnh tranh lớn khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ với việc Việt Nam tham gia ký kết các FTA cũng như TPP, cùng với đó là hạn chế về mặt chất lượng đầu vào giống vật nuôi để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế cũng như chi phí sản xuất cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, trên cả nước có 9 tỉnh ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên đã xảy ra dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc. Hiện tại, bệnh LMLM cũng đã xuất hiện trên đàn gia súc của BR-VT.

Đàn bò sữa TPHCM đã chạm ngưỡng 100.000 con. Con số mà trước đây không ít người cho là không tưởng ở một TP thương mại và dịch vụ hàng đầu cả nước như TPHCM. Nếu như bò sữa được nuôi ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ, thì nuôi bò sữa hàng hóa để bán chỉ mới có khoảng 30 năm trở lại đây.

Hiện nay, ở Sóc Trăng các mô hình nông nghiệp dễ làm, tốn ít chi phí đều rất thu hút nông dân, nhất là những hộ có sẵn đất đai muốn làm thêm các mô hình ngoài trồng lúa. Trong đó nuôi heo rừng rất được bà con quan tâm, nhưng số hộ nuôi chưa nhiều, vì vẫn còn những khó khăn nhất định.

Ông Hoàng Văn Vọng ở xã Điền Hải (Phong Điền - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Lâu rồi bà con mới có vụ lúa hè thu được mùa. Vụ hè thu trước, năng suất bình quân mỗi sào chỉ 2 tạ. Vụ này, gia đình gieo trồng hơn năm sào, mỗi sào đạt 2,7 tạ, cao hơn 0,7 tạ so với vụ hè thu trước”.

Tháng Tám, nắng dát vàng trên những vườn hồng lúc lỉu quả. Về Tân An (Văn Bàn) ngày này, chúng tôi gặp người dân ở đây đang khẩn trương thu hoạch hồng quả; thương lái chen chân, len lỏi đến tận vườn để mua loại quả ngon nức tiếng, có một không hai của Lào Cai.